Trung Quốc bất ngờ bác bỏ thông tin lập ADIZ trên Biển Đông
Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt 3 tháng trên vùng biển Nam Mỹ |
Thế giới đã biết cách ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông |
Tàu hải quân Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông năm 2016. |
Mới đây, Trung Quốc đã phủ nhận thông tin nước này sẽ thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng "Không có bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc dự định thông báo thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông trong thời gian tới. Những giả thuyết này chỉ gây căng thẳng ngoại giao và nguy cơ đụng độ ngoài ý muốn giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN", bài viết được tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đăng hôm 8/7 có đoạn.
Các tác giả bài viết, nhà nghiên cứu Cao Qun thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc và Bao Yinan, phó giáo sư ở Đại học Khoa học Chính trị Hoa Đông, cho rằng đây là nỗ lực "nhằm gây chia rẽ" giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng trong khu vực và để "cản trở hợp tác".
Những ngày đầu tháng 6, tờ South China Morning Post đưa tin rằng Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho một ADIZ trên Biển Đông kể từ năm 2010. Trích dẫn một nguồn tin quân sự Trung Quốc giấu tên, South China Morning Post cho biết, ADIZ sẽ sớm được công bố và bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cũng theo tờ báo này, gần đây, để chuẩn bị kế hoạch mới, Bắc Kinh đã thực hiện một số động thái đơn phương để khẳng định quyền tài phán trên Biển Đông. Chẳng hạn, trong suốt tháng 4 và tháng 5, Trung Quốc đã gửi một tàu khảo sát vào vùng biển Malaysia để gây áp lực buộc một doanh nghiệp Malaysia phải từ bỏ việc khai thác tài nguyên.
Tờ Berna News nhận định, tuyên bố một ADIZ sẽ là bước đi quan trọng của Trung Quốc trong chiến lược hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Thực tế, ADIZ là khu vực mà máy bay dân sự được theo dõi và xác định trước khi tiếp tục vào không phận đất nước.
Theo ông Bonnie Glaser, Trung Quốc đã tuyên bố một ADIZ trên Biển Hoa Đông vào năm 2013 để đáp trả chính phủ Nhật Bản mua một số đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp từ một chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản. Điều này đã thúc đẩy các cuộc biểu tình, phản đối của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.
Còn như khẳng định của ông Brendan Mulvaney, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc có trụ sở tại Alabama, Bắc Kinh có thể sẽ thực thi ADIZ ở Biển Đông tương tự như cách họ thực thi các hoạt động đơn phương khác trên Biển Đông bằng cách áp dụng ép buộc kinh tế và áp lực ngoại giao đối với các công ty vận tải hàng không, đội tàu chở khách và các quốc gia khác.
ADIZ thường được các nước tuyên bố lập trên những vùng trời không có tranh chấp, để theo dõi và giám sát mọi máy bay nước ngoài hoạt động, đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia. Phi cơ nước ngoài tiến vào ADIZ phải phát tín hiệu nhận dạng và thông báo kế hoạch bay cho quốc gia sở tại. Dù nhiều nước đã công bố lập ADIZ, khái niệm này chưa được xác định hay quy định bởi bất cứ hiệp ước hoặc cơ quan quốc tế nào, dù các quốc gia đều coi đó là không phận quốc tế.
Giới chuyên gia quân sự nhận định Trung Quốc có nguy cơ gây leo thang căng thẳng với Mỹ và thiệt hại không thể khắc phục trong quan hệ với các nước Đông Nam Á nếu lập ADIZ trên Biển Đông.
Từ đầu năm nay, Trung Quốc thực hiện một loạt bước đi gây hấn ở Biển Đông. Nước này tuyên bố lập cái gọi là các quận hành chính, trong đó "quản lý" quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Bắc Kinh còn cho trồng rau ở Hoàng Sa để củng cố yêu sách trái luật quốc tế, gửi các công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi yêu sách với Tứ Sa, khu vực có phạm vi rộng hơn "đường 9 đoạn" phi pháp.
Chiến hạm Mỹ áp sát tàu thăm dò của Trung Quốc trên Biển Đông Chiến hạm USS Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ áp sát tàu thăm dò Hải Dương 4 của Trung Quốc đang hoạt động trên Biển ... |
Hải quân Mỹ phối hợp chiến dịch trên Biển Philippines, Trung Quốc dọa đáp trả Trang web Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, ngày 28.6 đưa tin 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tiến ... |
Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích, coi thường pháp luật và các chuẩn mực quốc tế ... |