Thế giới đã biết cách ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc cử võ sĩ tới biên giới trước vụ xung đột với Ấn Độ Các phương tiện truyền thông cho biết, Trung Quốc đã tập hợp quân lính gần đường biên giới ngăn cách hai quốc gia cùng những ... |
Nepal muốn đối thoại song phương về tranh chấp biên giới với Trung Quốc Theo Nepal times, tờ Annapurna Post tiết lộ rằng một số làng ở Nepal thực sự nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Nepal cho rằng ... |
EU tính lập kênh đối ngoại với Mỹ để đối phó Trung Quốc Đề xuất lập kênh đối ngoại với Mỹ được đưa ra chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc ngày 15/6, trong bối ... |
Một chiếc được xác định là tàu Hải Dương 4, một là tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc, một là tàu kiểm ngư của Việt Nam và chiếc còn lại là tàu USS Gabrielle Giffords của Mỹ.
|
Ngay sau khi dịch Covid tạm lắng xuống, Trung Quốc, như dự đoán, đã thể hiện một loạt các hành động hung hăng cả trên biển lẫn trên bộ. Trên đất liền, Trung Quốc xung đột với Ấn Độ, trong một động thái bị tố cáo là đã chuẩn bị từ trước trong khi nước này cũng không giấu diếm việc đưa các võ sư đến biên giới chuẩn bị cho cuộc đụng độ dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ. Trung Quốc cũng yêu sách đòi chủ quyền là khu bảo tồn lâu nay vẫn thuộc về Bhutan...
Trên biển, Trung Quốc liên tục có hành động chèn ép các nước láng giềng như Philippine, Việt Nam và cả Nhật Bản.
Với những động thái hung hăng này, dư luận quốc tế đã buộc phải chú ý và đề ra những biện pháp đối phó.
Tuần trước, Lực lượng Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã tổ chức tập trận chung tại khu vực Ấn Độ Dương. Trong thời gian gần đây, New Delhi cũng tích cực tham gia các cuộc diễn tập trên biển với nhóm “bộ tứ” bao gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Mỹ đã cử chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thuộc lớp Independence hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4
Chiến hạm này diễn tập với 2 chiến hạm của Nhật Bản vào cuối tháng 6; có mặt tại khu vực hoạt động của tàu khoan thăm dò dầu khí Malaysia ở Biển Đông hồi tháng 5; tập luyện cùng tàu đổ bộ USS America (LHA-6) ở Biển Đông vào giữa tháng 3. Và vào tháng 1, chiến hạm cận bờ này cùng tàu USS Montgomery, cũng thuộc lớp Independence, đã hoạt động trên Biển Đông.
Gần đây nhất hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz tham gia một trong những cuộc tập trận lớn nhất của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong những năm gần đây từ hôm nay 4.7, cùng lúc Trung Quốc tập trận ở khu vực.
Cuộc tập trận của hải quân Mỹ diễn ra trong lúc quân đội Trung Quốc tập trận phi pháp xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ ngày 1-5/7.
Biển Đông giờ đây, dù Trung Quốc có muốn, cũng không còn là câu chuyện của những mối quan hệ song phương giữa một nước lớn với những người láng giềng nhỏ bé hơn mình rất nhiều về diện tích và cả dân số.
Đặc biệt, những hành động đâm chìm tàu cá, tập trận tại Hoàng Sa được Trung Quốc thực hiện sau khi họ đã có những cam kết nối lại đàm phán COC.
Tàu sân bay Ronald Reagan và tàu tuần dương Chancellorsville ở biển Đông. Ảnh: U.S. Navy. |
Thế giới, sau những lần Trung Quốc đơn phương hành động bất chấp luật pháp và bất chấp cả những cam kết của chính mình giờ đây đã rút được những bài học quan trọng và quyết tâm không để tình trạng "sự đã rồi" như một số lần trước đó.
Xét cho đến cùng, mỗi nước đều đặt lợi ích của họ lên hàng đầu nên thường ít khi sốt sắng xen vào những cuộc tranh chấp. Nhưng "đường lưỡi bò" và sau này là "Tứ Sa" với những đòi hỏi phi lý độc chiếm Biển Đông đã cho thấy không phải chỉ lợi ích của riêng những nước, có yêu sách chủ quyền với các đảo trong vùng biển này, bị đe dọa.
Với khẩu hiệu vì tự do an toàn hàng hải, các nước trên thế giới đã biết cách liên kết lại vì đơn giản họ đã rút ra được bài học: hãy nhìn Trung Quốc làm chứ không chỉ nghe họ nói.
Trung Quốc sớm lộ rõ mưu đồ trong 'Chiến dịch Biển Xanh 2020' |
Báo Hoàn Cầu ngang ngược tuyên bố 'Biển Đông hoàn toàn nằm trong tầm tay Quân đội Trung Quốc' |