Hải quân Mỹ phối hợp chiến dịch trên Biển Philippines, Trung Quốc dọa đáp trả
Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông "Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn ... |
Chiến hạm Mỹ, Nhật tập trận chung trên Biển Đông Quân đội Mỹ ngày 23/6 công bố hình ảnh cho thấy tàu tác chiến ven biển Mỹ hội quân cùng hai tàu huấn luyện Nhật Bản ... |
Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet cất cánh từ boong tàu USS Theodore Roosevelt. (Ảnh: U.S. Navy) |
Biển Philippines nằm ở phía đông Philippines, là cửa ngõ vào Biển Đông thông qua eo Luzon nằm giữa Philippines và đảo Đài Loan.
Lực lượng tác chiến tàu sân bay tiến hành diễn tập phối hợp nhằm duy trì khả năng sẵn sàng ứng phó, linh hoạt và kiên trì theo các cam kết trong những thỏa thuận phòng vệ với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Chúng tôi năng nổ tìm kiếm mọi cơ hội để tiến bộ và củng cố năng lực và sự thành thạo trong việc tiến hành các chiến dịch chiến đấu ở mọi địa hình. Các chiến dịch tàu sân bay song song thể hiện cam kết với các đồng minh trong khu vực, năng lực chiến đấu nhanh trên quy mô lớn ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và khả năng sẵn sàng đối đầu với bất cứ ai thách thức các quy tắc quốc tế giúp ổn định khu vực”, theo chuẩn đô đốc George Wikoff chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 5.
Các tàu chiến Mỹ phối hợp chiến dịch ở biển Philippines |
Theo chuẩn đô đốc James Kirk chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 11, chỉ có Hải quân Mỹ có thể phối hợp lực lượng tác chiến tàu sân bay quy mô này và thể hiện sức mạnh bảo vệ tự do trên biển.
“Với hơn 10.000 thủy thủ trên khắp thế giới cùng nhau là một đội ngũ gắn bó, những chiến dịch này giúp chúng tôi sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất ngờ”, theo ông Kirk.
Trước đó, ngày 21/6, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu triển khai hoạt động chung tại Biển Philippines, theo hải quân Mỹ thông báo ngày 21/6.
Hai nhóm tàu sân bay có kế hoạch cùng diễn tập phòng không, giám sát, tiếp tế trên biển, huấn luyện tấn công tầm xa và các hoạt động khác nhằm phô diễn khả năng vận hành nhiều nhóm tàu sân bay cùng lúc trong phạm vi gần của hải quân Mỹ. Mỗi tàu sân bay chở theo hơn 60 máy bay.
Các thủy thủ di chuyển thiết bị trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) khi tham gia hoạt động kép với tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) hôm 21/6. (Ảnh: U.S. Navy) |
"Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi huấn luyện cùng nhau trong kịch bản phức tạp. Khi cùng làm việc trong môi trường này, chúng tôi sẽ cải thiện kỹ năng chiến thuật và sẵn sàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong khu vực cũng như từ Covid-19", chuẩn đô đốc Doug Verissimo, chỉ huy Nhóm tác chiến Tàu sân bay 9, cho biết trong thông báo.
Ngày 18/6, một tiêm kích F/A-18E Super Hornet chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay này nhằm góp phần "bảo vệ lợi ích hàng hải chung của các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", theo Japan Times.
Đây là lần đầu tiên kể từ 2017 hải quân Mỹ điều tàu sân bay tới hoạt động gần Biển Đông. Giới chuyên gia nhận định động thái này phát đi thông điệp tới Trung Quốc rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện trong khu vực bất chấp dịch Covid-19 đang diễn ra.
Như vậy Mỹ đang có đến 7 tàu sân bay ở Thái Bình Dương, gồm 4 chiếc đang neo ở cảng tại các nước để bảo trì, theo CNN.
Phản ứng về vấn đề này, truyền thông Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ triển khai ba tàu sân bay cùng lúc tới Biển Đông. "Với việc tập trung các tàu sân bay này, Mỹ đang cố gắng chứng minh cho khu vực và cả thế giới rằng họ vẫn là lực lượng hùng mạnh nhất, khi có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc tại đây cũng như các tàu thuyền đi qua vùng biển gần đó", chuyên gia quân sự Li Jie tại Bắc Kinh viết trên Global Times.
Lie Jie cho rằng Trung Quốc có thể đáp trả hoạt động của Mỹ bằng cách tổ chức tập trận hải quân tại Biển Đông.