Trợ giúp pháp lý cho 17.694 người dân tộc thiểu số
Người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% UN Women phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã Hội, Bộ LĐ-TB&XHi, Vụ Dân tộc thiểu số - Ủy ban Dân tộc với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam đã công bố báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế về Dân tộc thiểu số ngày 9/8. |
Ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH & CN) đồng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) và Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2012 - 2020. |
Trợ giúp pháp lý cho 17.694 người dân tộc thiểu số
Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người DTTS ở vùng có điều kiện điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (KTXH ĐBKK) là một trong những chủ trương nhất quán từ trước đến nay, được quy định trong Luật TGPL năm 2006 và tiếp đó là Luật TGPL năm 2017. Đến nay, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện đã thành lập Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp.
Theo Trung tâm TGPL, trong 2 năm 2019 và 2020, đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 17.694 người DTTS và hỗ trợ thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng cho người DTTS có tính chất phức tạp hoặc điển hình là 6.890 người. Đẩy mạnh công tác truyền thông cho các tổ chức, cá nhân đặc biệt là người DTTS cư trú ở vùng có điều kiện KTXH ĐBKK để họ biết về quyền được TGPL của mình; đẩy mạnh chất lượng vụ việc TGPL cho người dân; cấp phát tờ gấp pháp luật bằng tiếng DTTS để phổ biến, giáo dục pháp luật và quyền được TGPL cho đồng bào DTTS.
Cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Quảng Ninh phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật cho người dân xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ). |
Tổ chức 120.774 hoạt động truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của người DTTS đặc biệt là tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Tập trung tuyên truyền về quyền con người, bình đẳng giới, vận động không tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS, tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới.
Ủy ban Dân tộc đã chủ trì triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giai đoạn 2015-2025 tập trung vào: các hoạt động truyền thông, tuyên truyền thực hiện Đề án; phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin.
Các cơ quan công tác dân tộc địa phương đã tổ chức được 7.245 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông cho 478.298 người tại các xã triển khai mô hình điểm. Tổ chức các hoạt động truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Tổng số là 120.774 cuộc với 4.070.148 người tham gia; Thiết kế, lắp đặt 2.704.757 (pa nô, áp phích; tờ rơi/tờ gấp, sổ tay hỏi đáp pháp luật...) phát cho 1.412.363 đồng bào để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ Trung ương về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030, nhấn mạnh tinh thần này tại cuộc họp của BCĐ, tại Trụ sở Chính phủ, sáng 24/6. |
UNDP Việt Nam ra mắt giải pháp số hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân bom mìn Ngày 15/6, tại Tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, UNDP Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt trực tuyến "Giải pháp số về cơ sở dữ liệu và giải quyết chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người khuyết tật và nạn nhân bom mìn tại Việt Nam”. |