Phụ nữ dân tộc thiểu số Bắc Kạn thoát nghèo nhờ 4.0
100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí. Đây là thông tin ông Tô Đức - Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12/2020. |
600 hộ nghèo và dân tộc thiểu số tại Lào Cai bị ảnh hưởng COVID-19 được UN Women hỗ trợ 600 hộ nghèo và dân tộc thiểu số tại bốn xã thuộc tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã nhận được khoản hỗ trợ tiền mặt để mua lương thực, thực phẩm và đầu tư sinh kế. |
Ứng dụng công nghệ 4.0
Ở tỉnh Bắc Kạn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95% các hộ nghèo đa chiều. Sinh kế chủ yếu của đồng bào là các hoạt động sản xuất nông nghiệp với năng suất thấp; nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thị trường, nguồn lực tài chính và các giải pháp tài chính hiện đại cũng như công nghệ mới. Hơn nữa, năng suất và sinh kế của bà con còn bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt.
Với hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), chương trình “Trao quyền tự chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua ứng dụng công nghệ 4.0” đã được triển khai tại tỉnh Bắc Kạn. Các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số được tìm hiểu và tiếp cận công nghệ vào sản xuất kinh doanh như nền tảng thương mại điện tử cho phép các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ có cơ hội tiếp cận với thị trường và các chuỗi giá trị; các giải pháp tài chính hiện đại như ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, bảo hiểm vi mô; các mô hình học tập trực tuyến, đào tạo kĩ năng, đào tạo khởi nghiệp và cập nhật thông tin liên quan để phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mang lại; các công nghệ sản xuất mới như nông nghiệp thông minh, nền tảng blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Chương trình nhằm tạo dựng mạng lưới kỹ thuật, kết nối các đối tác tiềm năng để hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các tổ nhóm, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh về khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 trong tiếp cận thị trường.
Với chỉ đạo từ Bộ LĐ,TB&XH và sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), các tổ, nhóm, hợp tác xã ở Bắc Kạn đã mở rộng sản xuất và tiếp cận thị trường thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. Dự án hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế nhờ áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được triển khai đã giúp các HTX như Dược liệu Bảo Châu cùng nhiều HTX khác đã có những bước tiến thị trường lớn, như ký hợp đồng cung ứng với các siêu thị, phân phối hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Sendo, Voso.vn…
Sau khi tham gia dự án, chị Vy Thuỳ Dương, Giám đốc HTX Hương Ngàn (xã Nguyên Phúc, Bạch Thông, Bắc Kạn) đã nhìn được tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc phát triển, mở rộng thị trường cho sản phẩm. Là HTX sản xuất tinh dầu gồm 9 thành viên và 7 thành viên là đồng bào DTTS, có công suất được 1 tấn nguyên liệu thô mỗi ngày. Chị đã biết sử dụng những hình ảnh bắt mắt về sản phẩm, video về vùng nguyên liệu sau khi tinh chế, cùng với nguồn gốc chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp, xuất sứ rõ ràng đã được chị đưa lên mạng xã hội để quảng bá đăng lên face book, đăng lên zalo quảng cáo đến người tiêu dùng trong cả nước, và mạnh dạn đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử, như Sendo, Lazada.
Gian hàng tinh dầu của HTX Hương Ngàn tham gia hoạt động quảng bá hàng hóa nông lâm sản tại Hà Nội. Ảnh: Thu Trang |
Nhờ đó rút ngắn được thông tin đơn hàng đến khi phân phối sản phẩm, từ đó doanh thu của HTX năm 2019 đạt 400 triệu đồng, tăng lên so với năm 2018, tăng thêm thu nhập cho các thành viên HTX.
Tương tự HTX sản xuất miến dong Tài Hoan (huyện Na Rì, Bắc Kạn) đã tăng sản lượng 6 tạ miến/ngày thay vì 50kg như trước đây, bởi đơn hàng tăng lên nhiều nhờ các kênh online. Các sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn đẹp về mẫu mã, được gắn mã vạch, khi đăng sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử thì được biết rộng rãi hơn, mặt hàng bán nhiều hơn. Bà Nguyễn Thị Hoan, giám đốc HTX Tài Hoan cho biết: “Bán hàng online rất tốt, mình không phải thuê mặt bằng, không phải chi phí đi lại, mình chỉ cần ngồi 1 chỗ có thể bán được hàng”.
Đến nay, dù dự án đã kết thúc, kết quả của Dự án giúp 100% HTX tham gia dự án đều cải thiện về sản phẩm, như sản lượng, chất lượng, mẫu mã bao bì; 62% HTX có sản phẩm được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử, 70% sản phẩm được cải thiện phù hợp với sàn thương mại điện tử; 82% cải thiện phù hợp thị trường truyền thống và nâng cao chất lượng. 11 trong số 26 HTX tại Bắc Kạn áp dụng những công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới giúp cải tiến chất lượng sản phẩm giảm chi phí đầu vào.
Doanh thu của các HTX, tổ nhóm đạt từ 500.000-5.000.000/ngày; một số đạt 600.000.000 VNĐ/tháng (tăng trung bình doanh thu so với trước dự án). Một số HTX, như Hợp Giang, Nhung Lũy, hộ sản xuất Lương Ngọc Yến đã kí được hợp đồng dài hạn chuyên cung cấp nấm cho các nhà phân phối lớn, như chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, BigC, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản…
Phụ nữ DTTS tỉnh Bắc Kạn tham gia các tổ nhóm HTX. Ảnh: Lê Trang |
4.0 hướng đi mới cho giảm nghèo
Những thành công của các HTX cho thấy hướng đi đúng đắn trong việc hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo bằng việc nâng cao kiến thức, kết nối, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời là thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở địa phương nâng cao giá trị của vùng DTTS, giảm nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.
Bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho rằng, đồng bào DTTS rất sáng tạo và có kỹ năng kinh doanh tốt. Việc ứng dụng công nghệ mới như sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, điện thoại thông minh và internet tạo ra nhiều cơ hội cho đồng bào DTTS mở rộng thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết nối các doanh nghiệp của đồng bào DTTS với các doanh nghiệp khác, với đại diện Chính phủ và các chuyên gia tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, giúp tạo ra sự khác biệt và đẩy nhanh việc đạt được kết quả xóa đói giảm nghèo. “Quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ lớn và các hợp tác xã bán sản phẩm thông qua các sàn giao dịch trong việc hỗ trợ đồng bào DTTS mở rộng thị trường cho sản phẩm của họ là rất quan trọng. Việc tìm ra những giải pháp đổi mới sáng tạo để có thể đạt được kết quả trên diện rộng, tăng cường quyền năng kinh tế, thoát nghèo bền vững thông qua ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, bà Wiesen nhấn mạnh.
Đánh giá về sự tiếp nhận của các chủ HTX, chủ cơ sở, đồng bào dân tộc, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn cho biết, sau khi nhận được hỗ trợ thì họ không ỷ lại mà rất chịu khó tư vận động để áp dụng để làm sao phát triển kinh tế chứ không trông chờ vào bên ngoài. Họ biết cách trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Lê Văn Thanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
“Với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP, các tổ, nhóm, hợp tác xã ở Bắc Kạn đã mở rộng sản xuất và tiếp cận thị trường thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. Đây là các cách làm mới, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Chính phủ, nhằm đạt mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo, người dân tộc phụ nữ tham gia sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, kinh doanh, tăng thu nhập, và thoát nghèo bền vững. Các kết quả, bài học kinh nghiệm của bà con được chia sẻ tại diễn đàn này là hết sức quan trọng cho các địa phương khác cũng như cho Bộ LĐ,TB&XH trong thiết kế và thực hiện chương trình giảm nghèo trong thời gian tới”, ông Lê Văn Thanh nói.
Dự án "Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo, phát triển kinh tế thông qua áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" được xây dựng và triển khai dựa trên cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, hướng tới bảo đảm "Không ai bị bỏ lại phía sau". Thông qua dự án này, các nhóm dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt là phụ nữ và các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách của chính phủ có cơ hội được kết nối, cùng đồng hành trong hành trình tăng tốc giảm nghèo. |
Lâm Hà: Khi phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin chia sẻ về sức khoẻ sinh sản Từ một vấn đề được coi là hết sức nhạy cảm, ngại chia sẻ như chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tình dục đã trở thành vấn đề bà con dân tộc thiểu số sẵn sàng thảo luận, đi khám định kỳ tại các phòng khám. Đây là bước chuyển biến lớn với huyện Lâm Hà, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng, kể từ khi dự án “Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số" được triển khai tại đây. |
CARE hỗ trợ 11,6 tỷ đồng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số Sơn La thoát nghèo Thông qua dự án “Phát triển sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất chè thông qua kết nối thị trường bền vững” (gọi tắt là T-LEAF), tổ chức CARE đang hỗ trợ phụ nữ trồng chè ở Sơn La tăng thu nhập, nâng cao quyền tự quyết và tự tin. |