CARE hỗ trợ 11,6 tỷ đồng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số Sơn La thoát nghèo
Sơn La có thêm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở huyện biên giới Sốp Cộp Điều động, bổ nhiệm nhân sự 9 địa phương |
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Việt |
Tại Sơn La, chè là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS). Với nỗ lực thúc đẩy ngành chè của tỉnh, Sơn La đã hướng tới việc mở rộng diện tích chè lên 5.500 héc-ta vào năm 2020, đạt năng suất 54.000 tấn chè tươi. Tuy nhiên, ngành chè ở đây cũng gặp phải những thách thức tương tự như ngành chè trong cả nước.
Hầu hết chè được bán dưới dạng nguyên liệu thô, thiếu nhãn mác, không có thương hiệu và bao bì. Hơn nữa, sản xuất chè tại Sơn La bị coi là thiếu bền vững do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Việc phụ thuộc vào các thị trường giá trị thấp và thiếu ổn định khiến cho ngành chè đặc biệt dễ bị tổn thương trước các biến động thị trường. Phần lớn các hộ đều sản xuất “thiếu liên kết, thiếu đầu tư và chưa áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững. Không những vậy, mặc dù có vai trò quan trọng trong sản xuất chè nhưng phụ nữ DTTS chưa được hưởng lợi xứng đáng. Do đó, lợi ích kinh tế cho người trồng chè, đặc biệt là phụ DTTS, còn rất thấp.
Dự án T-LEAF sẽ được triển khai tại hai xã Chiềng Khoa và Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La từ tháng 5/2019 đến tháng 9/2021. Được tài trợ 742,000 AUD (hơn 11,6 tỷ đồng) bởi Chính phủ Australia như một phần của chương trình “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” (GREAT), T-LEAF được triển khai bởi CARE phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Trung tâm khuyến nông Sơn La, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất chè Tô Múa và Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh chè Vân Hồ.
Dự án được thiết kế để phần nào giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong ngành chè tại Sơn La, kỳ vọng sẽ hỗ trợ hơn 1,000 phụ nữ DTTS trồng chè tại xã Chiềng Khoa và Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đang tồn tại, tạo ra một môi trường tốt cho ngành chè tại địa phương.
Ban đầu, qua các buổi tập huấn, lập các nhóm tự quản để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, dự án thúc đẩy sự tự tin, năng động, kiến thức và năng lực của phụ nữ sản xuất chè; cải thiện mạng lưới xã hội và sức mạnh đàm phán của phụ nữ sản xuất chè; và giải quyết các định kiến giới và phong tục đang cản trở phụ nữ tham gia bình đẳng vào chuỗi chè, đồng thời tạo môi trường thuận lợi thông qua cải thiện hiệu quả triển khai chính sách công lẫn các dịch vụ của thị trường.
Đồng thời, dự án sẽ kết nối các bên khác nhau trong chuỗi chè để cải thiện liên kết giữa nông dân, công ty thu mua và chế biến chè, cán bộ khuyến nông...nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, tăng sản lượng và thu hút thêm đầu tư cho ngành chè địa phương. Thông qua các hoạt động, phụ nữ DTTS nói riêng và cộng đồng nói chung sẽ được tiếp cận dịch vụ khuyến nông, tiếp cận tài chính và thông tin phù hợp./.
Xem thêm
HKI trao hơn 600 đôi giày vải cho học sinh nghèo Sơn La Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình trao tặng giầy do công ty giầy TOMS thực hiện thông qua tổ chức HKI và Trung ... |
Sơn La có những đặc sản gì lạ miệng? Những đặc sản của người dân tộc trên Sơn La vừa lạ miệng lại lạ tên, du khách đến nơi đây sẽ thấy vô cùng ... |
Người Mông ở Tây Bắc đã biết cách làm du lịch homestay Bản Hua Tạt (Vân Hồ, Sơn La) và xã Sin Súi Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) được du khách biết đến là điểm du lịch ... |
200 học sinh ở Sơn La được phát kính miễn phí Việc học tập đã dễ dàng hơn đối với gần 200 em học sinh mắc tật khúc xạ tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. ... |