Trách nhiệm cao nhất của cử tri là hiểu kỹ về từng ứng cử viên mình bầu
Sóc Trăng: Cử tri đánh giá cao chương trình hành động của các ứng viên Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Sáng 5/5, tại xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV (đơn vị bầu cử số 3) và người ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2021-2026. |
Tạo sự công bằng cho các ứng cử viên trong quá trình tiếp xúc cử tri Ngay sau khi kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ 3, lập danh sách chính thức ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Các cơ quan chức năng và từng ứng cử viên đang chuẩn bị tổ chức vận động bầu cử. Đây là công việc rất quan trọng nhằm tạo điều kiện để cử tri hiểu rõ hơn về người ứng cử. |
Ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Quang Vinh |
Các địa phương cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền
-Xin ông đánh giá sơ bộ về công tác chuẩn bị bầu cử đến thời điểm này?
Công tác chuẩn bị bầu cử đến thời điểm này đã được triển khai theo đúng Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 42/KH-HĐBCQG ngày 19/01/2021 của Hội đồng bầu cử quốc gia về việc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cụ thể là các cơ quan phụ trách bầu cử ở trung ương và địa phương đã được thành lập đúng tiến độ, số lượng và thành phần theo quy định của pháp luật, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm tổ chức cuộc bầu cử theo kế hoạch đề ra; các cơ quan có thẩm quyền đã hoàn thành việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về bầu cử, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan phụ trách bầu cử các cấp và các cơ quan hữu quan trong việc triển khai thực hiện.
Công tác chuẩn bị nhân sự tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tiến hành đúng quy trình, hiệp thương lựa chọn, giới thiệu đúng người đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn để ứng cử…Hội đồng bầu cử Quốc gia và Uỷ ban bầu cử các cấp đã và đang niêm yết danh sách người ứng cử theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử tại các địa điểm bỏ phiếu, nhân lực tổ chức, phục vụ bầu cử, các điều kiện đảm bảo cho công tác bầu cử đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Công tác thông tin, tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp trong cả nước với nhiều hoạt động, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú.
-Thưa ông, một trong những nội dung quan trọng của công tác nhân sự là xử lý tố cáo của công dân, việc này đã được chuẩn bị thế nào?
Với vấn đề này thì các đơn vị liên quan đã chủ động xây dựng kế hoạch tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư để bảo đảm giải quyết kịp thời, khách quan, chính xác các đơn thư phản ánh, tố cáo về nhân sự ứng cử, về công tác bầu cử và giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện kéo dài để tránh ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
-Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thưa ông, điều này ảnh hưởng thế nào đến công tác đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử?
Hiện các địa phương đã được chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nghiêm túc, thận trọng, đặc biệt chú trọng tuyên truyền để cử tri tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
-Những kết luận này là kết quả ghi nhận trực tiếp từ công tác giám sát hay thông qua báo cáo từ các địa phương, thưa ông?
Đó là kết quả từ hoạt động giám sát. Cụ thể thì hoạt động giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử cho thấy các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các nội dung công việc chuẩn bị bầu cử theo đúng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
-Thưa ông, để cuộc bầu cử có kết quả tốt nhất, những việc cần ưu tiên ngay trong thời điểm này là gì?
Từ nay đến ngày bầu cử (23/5/2021), theo tôi, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức và nội dung đa dạng, phong phú, có chiều sâu…
-Thưa ông, để chống lại những luận điệu, quan điểm sai trái về cuộc bầu cử, chúng ta cần lưu tâm những vấn đề gì?
Điều này theo tôi cần đặc biệt lưu ý, chúng ta phải tuyên truyền đấu tranh phản bác thông tin xuyên tạc nhằm phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước.
-Xin được hỏi ông từ góc độ là một công dân đi bỏ phiếu, ông mong muốn các cử tri tìm hiểu, lựa chọn ĐBQH thế nào để có thể lựa chọn được những con người ưu tú nhất?
Tôi mong muốn các cử tri hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về từng ứng viên, về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, quá trình công tác, vị trí đảm nhiệm, tín nhiệm của người dân...; Tổ dân phố, khu dân cư có thể tổ chức cho nhân dân thảo luận về ứng cử viên; tổ chức cho ứng cử viên tiếp xúc với cử tri, nhân dân để trình bày chương trình hành động theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, giúp cử tri lựa chọn được những ứng cử viên xứng đáng nhất, tiêu biểu nhất đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của ĐBQH.
Trách nhiệm cao nhất của cử tri là hiểu kỹ về từng ứng cử viên. Ảnh: Quang Vinh |
Tôi kỳ vọng Quốc hội thể chế hoá những chủ trương đột phá của Đại hội Đảng XIII
-Với cá nhân ông thì cuộc bầu cử ĐBQH lần này chắc chắn có một ý nghĩa rất đặc biệt khi đương nhiệm trên cương vị mới, cảm xúc của ông thế nào khi được Quốc hội bầu vào vị trí Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với tỷ lệ phiếu rất cao, hơn 96%?
Được Bộ Chính trị phân công, Quốc hội tín nhiệm bầu là Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021, tôi nhận thấy đây vừa là vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao, với áp lực làm sao hoàn thành được tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng được tin tưởng, kỳ vọng của Quốc hội và cử tri.
Thời gian qua, hoạt động của Tổng Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội đã có nhiều đổi mới, đóng góp không nhỏ vào thành công chung trong hoạt động của Quốc hội và đã có bước phát triển mới theo hướng tổ chức lại các hoạt động hỗ trợ, phục vụ hoạt động Quốc hội từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của Tổng Thư ký Quốc hội là nền tảng vững chắc, bài học kinh nghiệm cho tôi trên cương vị này.
-Có điều gì khiến ông bất ngờ khi được giao nhiệm vụ này không, thưa ông?
Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, tôi vẫn còn khá bất ngờ trước khối lượng công việc mà Văn phòng Quốc hội đảm nhiệm. Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp phục vụ Quốc hội nên tính chất và khối lượng công việc của Văn phòng Quốc hội rất lớn, đa dạng, phong phú, bao gồm những công việc đậm chất tham mưu, nghiên cứu ở tầm vĩ mô và cả những việc rất đặc thù, tỉ mỉ, bếp núc. Điều đặc biệt, tôi nhận nhiệm vụ khi cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào thời điểm nước rút, rất nhiều công việc mà Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia phải bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ.
-Là người từng trải qua nhiều vị trí lãnh đạo ở Trung ương lẫn địa phương, những kinh nghiệm này đem lại cho ông thuận lợi nào khi giữ trọng trách này?
Thời gian giữ chức Bí thư tỉnh ủy đã giúp tôi có kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành, quản lý công việc của cấp ủy, chính quyền một đơn vị hành chính cấp tỉnh, trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Đây là một thuận lợi khi tôi giữ trọng trách là người đứng đầu cơ quan hành chính, tham mưu, giúp việc cho Quốc hội.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm thực tế hoạt động tại nhiều cơ quan ở Trung ương, nhất là trong lĩnh vực lao động, công đoàn, công tác Đảng trong khối doanh nghiệp trung ương... là cơ sở thuận lợi giúp tôi nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Quốc hội, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng.
Điểm niêm yết danh sách cử tri tại phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. Ảnh: Đăng Khoa |
-Hiện tại, ông thấy đâu là những thách thức cần phải lưu tâm nhất trên cương vị Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội?
Theo tôi phải chú trọng những trọng tâm cơ bản như chủ động phối hợp tham mưu, phục vụ tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026; kịp thời thể chế hóa các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, bảo đảm tham mưu thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chương trình hoạt động giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; bên cạnh đó là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả …
-Xin hỏi ông câu cuối cùng, cùng với sự mong mỏi của cử tri toàn quốc, ông kỳ vọng gì vào Quốc hội khóa mới?
Tôi kỳ vọng Quốc hội sẽ thể chế hóa được những chủ trương đột phá mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Trước hết là hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế, xã hội, sau nữa là thể chế về tổ chức bộ máy, cán bộ, “cơ chế đột phá để thu hút và trọng dụng người tài”... Đây là điều kiện tiên quyết để đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Tôi cũng kỳ vọng Quốc hội khoá XV này sẽ có nhiều đổi mới, bằng hoạt động của mình sẽ nâng cao chất lượng của nền quản trị quốc gia. Cụ thể là bảo đảm pháp quyền, bảo đảm sự minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình, bảo đảm sự tham gia của cử tri, bảo đảm công bằng xã hội…
-Xin cảm ơn ông!
Lê Sơn
Sóc Trăng: Cử tri đánh giá cao chương trình hành động của các ứng viên Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Sáng 5/5, tại xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV (đơn vị bầu cử số 3) và người ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2021-2026. |
Tạo sự công bằng cho các ứng cử viên trong quá trình tiếp xúc cử tri Ngay sau khi kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ 3, lập danh sách chính thức ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Các cơ quan chức năng và từng ứng cử viên đang chuẩn bị tổ chức vận động bầu cử. Đây là công việc rất quan trọng nhằm tạo điều kiện để cử tri hiểu rõ hơn về người ứng cử. |
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử, danh sách ứng cử như thế nào? Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử. |