Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử, danh sách ứng cử như thế nào?
Ảnh minh họa |
Cụ thể, Điều 61 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp năm 2015 nêu rõ, việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan tới người ứng cử, danh sách ứng cử được thực hiện như sau:
Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan tới ứng cử ĐBQH được gửi đến Ban bầu cử ĐBQH, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia là quyết định cuối cùng.
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan tới ứng cử đại biểu HĐND ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu HĐND ở cấp đó. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định cuối cùng.
Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị nhận được theo thẩm quyền.
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử (tức 13/5/2021), Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐNQ thì Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với bầu cử ĐBQH) hoặc Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu HĐND) quyết định xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông báo cho cử tri biết.
Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo không có họ, tên người tố cáo hoặc mạo danh người khác để tố cáo.
Đối với những khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử ĐBQH) hoặc Thường trực HĐND khóa mới ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu HĐND) để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Khi nào công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội? Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại diện Hội đồng nhân dân các cấp càng tới gần, càng có nhiều cử tri thắc mắc về thời điểm công bố danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương. |
Cử tri thực hiện bỏ phiếu như thế nào? Theo quy định, trước khi cử tri tiến hành bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải làm thủ tục kiểm tra hòm phiếu. Quy định cũng nêu rõ cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri... |
Những điều cần biết về danh sách cử tri Tạp chí Thời đại giới thiệu một số quy định liên quan tới danh sách cử tri: Nguyên tắc lập danh sách cử tri; những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri... |