TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh ĐBSCL "bắt tay" liên kết phát triển ngành du lịch
TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL liên kết hợp tác phát triển du lịch Ngày 18/3, tại Bạc Liêu đã diễn ra Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM với 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và phát động “Mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới”. |
Trao đổi về kế hoạch phát triển thu hút du lịch trọng điểm và các đề xuất cụ thể Tối 15/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối điểm cầu tới một số địa phương trong nước và 94 Đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. |
Ngày 18/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL cùng Tổng cục Du lịch tổ chức chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, đồng thời phát động "Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới" tại Bạc Liêu. |
Tận dụng ưu thế của vùng
Chia sẻ về tiềm năng phát triển du lịch của các tỉnh, thành ĐBSCL, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, các tỉnh, thành ĐBSCL còn nhiều dư địa để phát triển với TP Hồ Chí Minh nhằm tạo ra không gian du lịch đặc sắc, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, từ đó thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế du lịch liên vùng. Theo đó, việc "bắt tay" với TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL sẽ là cơ hội để khôi phục ngành du lịch phát triển trong năm 2022.
Bạc Liêu có tour du lịch tham quan điện gió, đây là sản phẩm khiến nhiều du khách TP Hồ Chí Minh thích thú. |
"Trước mắt, tỉnh Bạc Liêu sẽ xây dựng các sản phẩm liên tuyến giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trên các trục tour, tuyến đã có sẵn nhưng làm sản phẩm mới hơn, đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn, nhất là đảm bảo cho du khách an toàn với dịch bệnh COVID-19. Theo đó, các tỉnh, thành có thể thể tập trung phát triển các sản phẩm du lịch bằng đường thuỷ kết hợp đường bộ giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL; xây dựng thêm sản phẩm liên tuyến giới thiệu giá trị văn hoá, ẩm thực và trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng đặc trưng Nam Bộ. Đây là một lợi thế cần được nghiên cứu, phát huy để tạo ra tính cạnh tranh của sản phẩm vùng so với các vùng khác trên cả nước", ông Phạm Văn Thiều cho biết thêm.
Báo cáo của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2019-2022 cho thấy, các chương trình liên kết du lịch TP Hồ Chí Minh và những vùng trọng điểm trên cả nước được triển khai rộng rãi và hiệu quả, lan tỏa đến cộng đồng và doanh nghiệp du lịch. Trong đó, chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL luôn được đánh giá cao là một trong những chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh.
Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. |
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết: "TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách 2 chiều, góp phần tháo gỡ khó khăn trước mắt của doanh nghiệp và xóa bỏ dần tâm lý e ngại du lịch của người dân trong mùa dịch. Trong đó, TP Hồ Chí Minh xác định là cửa ngõ du lịch, cần có những sản phẩm để thu hút dòng khách từ các tỉnh, thành khác đến trải nghiệm những chương trình du lịch liên kết, từ thành phố về đồng bằng".
"Theo lộ trình của Chính phủ, du lịch đã mở cửa hoàn toàn, không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Đây là thời cơ vàng để du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL phục hồi và phát triển. Với sự gắn bó chặt chẽ, đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố như thời gian qua, ngành du lịch chắc chắn sẽ khởi sắc trở lại và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới", bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đánh giá.
Doanh nghiệp mở thêm tour mới
Để đẩy mạnh hợp tác liên kết du lịch, các doanh nghiệp lữ hành của TP Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng hơn 50 tour, được kích hoạt từ TP Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Trong đó, Saigontourist Group, đơn vị thành viên của chương trình liên kết vùng, cũng đã tiến hành khảo sát 126 điểm đến, 31 khách sạn, resort, homestay, farmstay, 15 nhà hàng và 11 cửa hàng quà tặng, quà lưu niệm và 5 chương trình nghệ thuật phục vụ du khách.
Các doanh nghiệp lữ hành có thêm cơ hội kết nối với các điểm đến tại các tỉnh ĐBSCL. |
Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho biết, mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng công ty đã xây dựng và triển khai được 3 sản phẩm liên kết theo tuyến, là các tour dài ngày đi qua hết các tỉnh, thành trong vùng. Các sản phẩm du lịch này hiện đã được quảng bá truyền thông với công nghệ mới, công nghệ số, được giới thiệu trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, báo chí, quầy giao dịch của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại 14 địa phương. "Thực tế các tour liên kết hiện nay với các tỉnh ĐBSCL được đông đảo du khách lựa chọn", ông Võ Anh Tài cho biết.
"Vừa qua, sau khi liên kết du lịch với TP Hồ Chí Minh, ĐBSCL đã cho thấy sự phân vai rõ hơn, chia thành các cụm phía Đông, cụm phía Tây và từng tỉnh đều tìm kiếm nét khác biệt cho sản phẩm du lịch của địa phương mình. Ví dụ, các tỉnh đã chuyển hướng làm mới sản phẩm theo hướng không phải nơi nào cũng có đờn ca tài tử hoặc miệt vườn sông nước mà xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của từng tỉnh. Đây là điều tích cực, bởi khách đi tour không cảm thấy trùng lắp", ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo ông Trần Đoàn Thế Duy, để thúc đẩy hiệu quả việc liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các địa phương đạt hiệu quả cao trong điều kiện an toàn với dịch bệnh, sắp tới cần thống nhất quy định về phòng chống dịch trong lĩnh vực du lịch thay vì mỗi địa phương áp dụng một cách như trước đây. Riêng về tour, tuyến, sản phẩm du lịch của từng địa phương ở ĐBSCL dù có sự cải thiện nhưng vẫn chưa tạo ra nhiều khác biệt nên cần làm mới sản phẩm hơn cũng như đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú...
TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động để chào đón du khách đến với thành phố. |
Dưới góc độ quản lý, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, hiện các hoạt động liên kết du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL không chỉ đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương. Chẳng hạn như với Cần Thơ có du lịch sông nước, chợ nổi; An Giang phát triển lợi thế về du lịch tâm linh; Kiên Giang phát huy sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; Cà Mau đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với rừng; Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch điện gió hay du lịch đặc sản nông nghiệp… để kéo chân du khách.
"Việc liên kết phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL. Một số tuyến đường cao tốc đã được gấp rút triển khai góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch như tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận. TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL muốn triển khai các hoạt động tái khởi động du lịch thực chất, hiệu quả trong thời gian tới cần phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch; tăng cường liên kết truyền thông, xúc tiến quảng bá thu hút khách; tăng cường công tác thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến", ông Đoàn Văn Việt nói.
“Trường Sơn Tây Nguyên - Đoàn kết, bản sắc và phát triển” Với chủ đề: “Trường Sơn Tây Nguyên - Đoàn kết, bản sắc và phát triển” Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên lần III năm 2022 mở rộng sẽ diễn ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum từ ngày 16 - 19/3 tới. |
Hỗ trợ tới 9 triệu đồng/người cho đào tạo nhân lực ngành du lịch Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 12 hướng dẫn mức chi từ ngân sách để xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Nguyên tắc nguồn ngân sách cấp cho quỹ là chỉ hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch do tổ chức, doanh nghiệp du lịch chủ trì đề xuất, tối đa 1 hoạt động và 1 lần/năm. |