Tôi đã dạy con biết quản lý tiền từ năm lớp 1
(Ảnh minh họa: Gia đình) |
Tôi có một cô con gái nhỏ năm nay đang học lớp 2, bắt đầu từ lớp 1, khi cháu biết số đếm và đặt ra các câu hỏi về tiền thì tôi đã bắt đầu chỉ cho cháu những khái niệm về giá trị cơ bản của tiền bạc, chi tiêu và cách quản lý chúng. Nhiều người bạn tôi nói không nên chia sẻ với con quá nhiều về giá trị của đồng tiền, trẻ con thì cần hồn nhiên và ít tiếp xúc với tiền bạc sớm. Tuy nhiên, mỗi gia đình sẽ có một quan điểm khác nhau về tiền bạc và mỗi bậc phụ huynh lại có cách dạy con khác nhau, điển hình cho việc dạy con tiêu tiền từ lớp 1 là do chính bản thân tôi được cha mẹ chỉ dạy điều đó ngay từ bé, điều này tạo lập cho tôi một nền tảng rất rõ ràng, mạch lạc về tài chính và cách quản lý chúng.
Từ kinh nghiệm của mình, tôi xin chia sẻ 4 bài học về cách dạy con tiêu tiền mà bố mẹ tôi dạy tôi khi còn nhỏ, và giờ tôi lại dạy cho con mình để cháu hiểu được giá trị của đồng tiền, của sức lao động:
Một nghìn cũng quý
Trước đây, con tôi hay hỏi về mệnh giá tiền, để cháu hiểu về các mệnh giá, tôi nói chung chung rằng, tiền polime là tiền chẵn, tiền giấy là tiền lẻ. Và tôi sẽ chỉ mua cho cháu các món quà nhỏ với tiền lẻ. Một hôm cháu hỏi tôi mua một chiếc kẹo với giá 1000 đồng, và cháu nói "mẹ mua cho con với, cái này rẻ mà!". Tôi bắt đầu giật mình khi thấy mình đã chia sẻ có chút sai thông điệp nên để con hiểu lầm, vì thế tôi bảo cháu rằng "vì con chưa là ra tiền nên sẽ không hiểu được đâu là rẻ, đâu là đắt. Nếu người đã không làm ra tiền thì cái gì cũng đắt, vì không có tiền để mua mà. Cho nên không được coi thường tiền bạc, kể cả 1000 đồng, nếu muốn có 1000 đồng để mua kẹo, con nên học cách tiết kiệm".
Muốn có tiền phải làm việc nhà
Lúc đầu cháu cũng không chịu làm việc nhà, vì mọi người trong nhà vẫn có thói quen cho bé vài nghìn để mua bim bim, kẹo. Vì thế tôi thống nhất với mọi người không cho tiền con, để con thỏa thuận về việc lau tủ lạnh, dọn dẹp bàn học, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, gấp quần áo, lau phòng,... mỗi việc hoàn thành, cháu sẽ được 2000 đồng. Việc này lúc đầu cháu có vẻ không hợp tác và dỗi, không đòi mua quà, nhưng về sau, khi cháu thấy các bạn có các món đồ chơi nhỏ xinh, mình cũng muốn có mà mẹ không mua, thì cháu đã tích cực trong khoản làm việc nhà để có tiền mua đồ chơi và đồ ăn vặt cho mình.
Thường xuyên chia sẻ với con về giá trị của tiền bạc và tiết kiệm
Bạn tôi khi nghe thấy tôi "ôn nghèo kể khổ" với con về một ngày đi làm vất vả, nếu không hoàn thành công việc sẽ không có lương, không có tiền để nuôi con thì cảm thấy điều tôi nói với trẻ con như vậy là không phù hợp.
Tôi thì có góc nhìn khác, khi còn nhỏ, chứng kiến cảnh bố mẹ mình phải vất vả để kiếm tiền nuôi cả nhà, năm học mới không có tiền mua sách vở, những háo hức của một đứa trẻ sinh ra trong gia cảnh thiếu thốn khiến tôi thương bố mẹ mình nhiều và cố gắng học giỏi để bố mẹ yên tâm lao động, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Chuyện này khi tôi làm mẹ tôi cũng chia sẻ với con gái mình như vậy, cháu là đứa trẻ hiểu được vấn đề và rất thương mẹ, không bao giờ cháu đòi mua những món quà có giá trị tiền bạc lớn, cũng không có thói mè nheo ăn vạ khi không được mua quà, hàng tuần nếu có thời gian, tôi sẽ cho con đi siêu thị, vào khu cháu thích, cháu thường ngắm nghía các món đồ chơi mà cháu thích rồi hỏi về giá tiền, sau đó nuôi heo để tiết kiệm, mua món đồ đó về chơi.
Thời gian đẻ tiết kiệm đủ tiền để mua món đồ chơi 200 nghìn đồng có thể lên tới 2 tháng, nhưng cháu nhất định không xin mẹ một đồng mà tập trung làm việc nhà để được thưởng tiền lẻ, tiết kiệm lại rồi mới nhờ mẹ dẫn đi mua đồ mà cháu thích.
Học cách yêu thương và biết cho đi
Khi mới vào lớp 1, cháu khá hiếu động và tò mò với thế giới xung quanh, về những đứa trẻ nghèo khó đi bán rong, không được đi học, về những đứa em họ hàng xung quanh, về sự khó khăn của chính bản thân tôi khi nuôi dạy con. Chia sẻ đều đặn và không gượng ép, tôi vẫn nói với con rằng cha mẹ rất vất vả đề nuôi dạy con, nuôi con khỏe đã là khó khăn, còn tiền bạc hàng ngày rồi chi phí học tập, mọi thứ đều là mồ hôi công sức của cha mẹ nên con phải biết quý trọng, ở đời này không ai cho không ai cái gì cả, chỉ có cha mẹ mới yêu thương và bảo vệ con cái vô điều kiện, không cần đáp lại.
Tôi cũng kể cho con nghe chuyện khi tôi còn bé, đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được tôi đã mua tặng ông ngoại một đôi dép ra sao, chuyện đó khiến cha tôi cảm động đến thế nào, cháu hoàn toàn hiểu được những câu chuyện đó. Hôm trước sinh nhật tôi, cháu đã dành dụm được hơn 200 nghìn tiền tiết kiệm và cho mẹ để mẹ mua một chiếc váy đẹp, cái váy mà tôi đứng nhìn ở trung tâm thương mại và buột miệng khen trong lần đi chơi cùng con.
Dạy con tiêu tiền là một bài toán khó trong bài toàn lớn dạy con làm người của các bậc làm cha làm mẹ, tôi sẽ không nói rằng đây là cách dạy con quản lý tiền bạc đúng đắn nhất, chỉ xin chia sẻ một phương pháp từ gia đình, mà chính tôi là người đã thụ hưởng được từ cha mẹ mình, luôn biết tiết kiệm, phòng xa, không lãng phí và trân quý sức lao động. Nếu các phụ huynh nào có cách chia sẻ hữu ích, tôi cũng muốn được học hỏi thêm để chia sẻ với con mình.
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
Con không dốt, chỉ là con thông minh theo một cách khác! Bố mẹ cần biết có tới 8 loại trí thông minh của trẻ để từ đó hiểu rằng trẻ không thông minh ở lĩnh vực ... |
Trẻ bị bố mẹ kìm nén cơn giận, về sau dễ có tính cách bất thường Bố mẹ thường có xu hướng kìm nén cơn giận của con, yêu cầu con nín khóc, bắt ép con phải vui vẻ ngay và ... |
3 hình phạt bố mẹ thường xuyên áp dụng nhưng làm tổn thương con cả đời Trang Sina chỉ ra 3 kiểu trừng phạt bố mẹ thường áp dụng và nghĩ sẽ có hiệu quả với con, nhưng thực chất nó ... |
Không dạy con chữ lễ, học cao đến mấy cũng chẳng ích gì! Tôi có đọc bài viết của tác giả Nam Nguyễn với tiêu đề "Qùy không chết, con hư mới chết" đang gây tranh cãi vì ... |
Dạy con những quy tắc giữ an toàn khi về quê nghỉ hè Hưởng không khí trong lành, gắn kết tình thân, biết thêm nhiều cỏ cây, con vật khi hòa mình vào “hương đồng gió nội”… là ... |
Quỳ không chết, con hư mới chết! Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái ... |
Những điều cha mẹ phải dạy con trước tuổi 18 Với một đứa trẻ, những bài học quan trọng nhất trước tuổi 18 là học cách sống tự lập, tự tin và nhất định phải ... |