Không dạy con chữ lễ, học cao đến mấy cũng chẳng ích gì!
Dạy con những quy tắc giữ an toàn khi về quê nghỉ hè Quỳ không chết, con hư mới chết! Có gì trong 6 điều mẹ dạy con gái vén khéo trong bếp, tiết kiệm chi tiêu? |
Hình ảnh giáo viên bắt học sinh quỳ gối đang gây tranh luận gay gắt trên mạng xã hội. |
Nên hay không phạt học sinh quỳ gối?
Đây là một vấn đề gây tranh cãi ngay cả với giáo viên. Tôi có đọc các bình luận của giáo viên và phụ huynh học sinh trong việc áp dụng các hình thức phạt với học sinh nhằm mang tính răn đe, dạy dỗ thì phần lớn giáo viên cũng cho rằng, việc bắt phạt học sinh quỳ gối là "cực chẳng đã", tức là một số giáo viên cũng cho rằng họ đang sử dụng một biện pháp tiêu cực để giáo dục một hành động tiêu cực, điều đó xét về khía cạnh nhân văn là ít nhiều gây phản cảm.
Là một phụ huynh có con nhỏ, con tôi là một đứa trẻ rất nghịch ngợm, hiếu động và hay làm nhiều trò tai quái như chọc bút bi vào tay bạn, xé vở của bạn, la hét rất to trong thời gian đầu vào lớp một. Thú thực, thời gian đầu với tâm lý không tin vào giáo viên và nhà trường, lúc nào tôi cũng lo sợ con tôi bị trù úm, bị bắt nạt, bị giáo viên bạo hành,... để rồi cuối cùng chính giáo viên phải liên lạc để phản ánh con bắt nạt bạn.
Lúc này thì tôi thực sự hoảng, vì cháu là con gái, trong tâm lý của một phụ huynh có con gái nhỏ, thì cháu luôn là một thiên thần đáng yêu, ngay cả khi ở nhà cháu nghịch ngợm ương bướng thì tôi vẫn nhẫn nại chịu đựng, tình mẫu tử luôn bao dung như thế, có khi đến mù quáng.
Nhưng giáo viên đâu phải là mẹ đẻ ra học sinh, hơn 60 học sinh, nói thật là "nghịch như giặc", một mình một cô chủ nhiệm thì phải xử lý bọn nhóc này thế nào đây? Khi mà cô giáo phản ánh một câu về con chưa ngoan là phụ huynh nhao nhao lên "cháu ở nhà rất ngoan" như tôi đã từng.
Từ khi được thêm vào nhóm ban phụ huynh và ngày ngày thấy cô giáo chủ nhiệm của con phải xử lý hàng trăm tin nhắn của phụ huynh, có khi đến 12h đêm vẫn thấy cô phải online để trả lời, giải đáp thắc mắc, từ chuyện con bỏ bữa trưa đến chuyện quên cái giẻ lau bảng, rồi đến bạn này bạn nọ đánh con, con đi lấy đồ của bạn, con bị đau chân nhờ cô dìu lên tầng,... đủ thứ hầm bà lằng từ các "ông vua bà chúa" lớp một mà phụ huynh giao phó, nhờ vả đến giáo viên. Nói thật, tôi đọc còn thấy mệt, chỉ muốn thoát khỏi cái nhóm phụ huynh nhiêu khê ấy.
Đành rằng việc cha mẹ sát sao với giáo viên và nhà trường là điều không cần bàn cãi, nhưng sát sao và phối hợp thế nào lại là chuyện đáng bàn. Quay trở lại chuyện giáo viên bắt học sinh quỳ gối trách phạt, nhiều người nói "trẻ con giờ nó có lòng tự trọng, làm vậy là nó xấu hổ, nó mặc cảm",... Trời đất, vậy thì nguồn cơn để con phải quỳ gối là gì, nếu học sinh ấy không nghịch ngợm, không phá lệ để làm những điều mà một học sinh không nên làm? Đâu phải tự dưng giáo viên bắt học sinh quỳ?
Quay trở lại 30 năm trước, khi tôi vào lớp một, tôi vốn thuận tay trái, dù bố mẹ có quát tháo đe dọa thế nào thì tôi vẫn không thể cầm đũa và bút viết tay phải. Cho đến khi tôi vào lớp một, cô giáo với hơn 40 năm kinh nghiệm dạy trò lớp một đã cầm một cái thước kẻ dài hơn một mét, nặng chình chịch gõ thẳng vào tay trái của tôi, mỗi lần như vậy, tôi sợ không dám khóc, bặm cả môi lại. Lật đật cầm sang tay phải, viết nguệch ngoạc được một thời gian thì quen, cuối học kỳ một, tôi đã viết tay phải đẹp không kém gì tay trái trước. Khi lớn lên, vốn là một đứa trẻ biết sợ và ham học nên tần số tôi bị phạt là rất ít, nhưng không phải không có. Có lần, vì mải mê nói chuyện riêng trong lớp, tôi và cô bạn cùng bàn bị xuống cuối lớp quỳ, hai tay khoanh vào với nhau mất gần một tiết. Năm đó tôi học lớp bốn, kể từ đó tôi không bao giờ dám tái phạm.
Phải nói rằng, sử dụng bạo lực trong học đường thực sự là phản giáo dục, tuy nhiên những hành vi phạt như quỳ gối, khoanh tay úp mặt vào tường, thụt dầu (đứng lên ngồi xuống kiểu tập thể dục), đứng nguyên cả buổi hoặc bị đuổi ra khỏi lớp vì quá nghịch ngợm là chuyện rất bình thường. Không chỉ ở Việt Nam, nền giáo dục của các nước tiến bộ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan cũng phạt học sinh quỳ gối, giơ tay lên đầu cả buổi.
Chuyện nên hay không nên bắt học sinh quỳ, tôi cho rằng nhiều phụ huynh đã quá nhạy cảm và thương con một cách mù quáng. Nên nhớ chúng ta đã từng là những đứa trẻ, câu đầu tiên khi bước vào trường học bao giờ cũng là khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn". Một đứa trẻ, nếu không được dạy dỗ về phép tắc, quy củ, lễ nghĩa, thì có học hành giỏi giang đến đâu cũng khó có thể trở thành một người tâm tài toàn vẹn.
Chữ "lễ" vì sao phải đi trước chữ "văn"?
Học sinh nên học và cần được dạy dỗ nghiêm khắc về chữ "lễ" (Ảnh minh họa: THCS Thụy Phương). |
Là bởi đạo đức là thước đo phẩm cách của con người, bất cứ ở một nền giáo dục nào cũng phải lấy đạo đức làm cốt yếu, phải lấy chữ "lễ" làm đầu. Con người muốn đúng đạo, phải hiểu được chữ lễ, phải biết đối nhân xử thế, kính trọng thầy cô, tuân thủ phép tắc, kỷ luật, sau mới đến rèn luyện trí tuệ, văn hóa. Khi đánh giá về nhân phẩm của một con người, không ai nói "Anh A là một tiến sỹ, cô B là một giáo sư" mà người ta sẽ nói "Anh A là người tử tế, cô B rất lễ phép và sống biết điều",... Phẩm cách là giá trị cốt lõi mà mỗi con người đều phải hướng tới để được người khác tôn trọng. Muốn được người khác tôn trọng thì phải biết tôn trọng người khác, muốn tôn trọng người khác thì phải biết tôn trọng chính mình, đề cao bản thân dựa trên các nguyên tắc về lễ nghĩa, chứ không phải đề cao bản thân để được phép dung túng với những sai trái của chính mình, hoặc được dung dưỡng sai trái bởi người khác.
Cha mẹ yêu thương con cái là điều đương nhiên, thế nhưng hãy nhìn những tấm gương tày liếp về việc yêu con mù quáng, những đứa trẻ không biết đúng sai, cha mẹ thỏa hiệp và dung dưỡng cái xấu, một mực bao che cho hành vi sai trái của con mình, cuối cùng, hậu quả là những Khá Bảnh, hậu quả là nghịch tử giết cha chém mẹ, hậu quả là con ra đời yếu ớt không thể tự bước đi trên đôi chân của mình, sống bám vào cha mẹ bất kể tuổi tác, hậu quả là cha mẹ lúc này có ân hận thì cũng đã quá muộn.
Bậc làm cha mẹ, nếu không nghiêm khắc dạy con thấu chữ lễ, sau này có hối cũng không kịp. Chữ lễ không cao sang gì, nó bắt nguồn từ những việc cơ bản như: học sinh thì phải thực hiện nề nếp của học sinh, đúng có thưởng, sai có phạt, một lần quỳ mà sáng mắt ra để làm người, còn hơn cha mẹ phải quỳ gục xuống mà van xin các "ông giời, bà giời con" đừng trở thành phá gia chi tử trong nước mắt muộn màng.
Video cô giáo giải thích việc bắt học sinh quỳ gối:
Theo TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa giáo dục tiểu học ĐH Sư phạm Hà Nội, việc giáo viên bắt học sinh quỳ gối khi phạm lỗi là một phương pháp giáo dục và được xem là phương pháp hữu hiệu, đặc biệt là khi nó giúp học sinh biết rằng khi mà mình phạm lỗi thì mình phải trả giá. “Việc cô giáo đưa ra biện pháp như vậy để học sinh hiểu rằng các em sẽ phải trả giá khi làm điều sai trái, để học sinh hạn chế làm những điều sai trái. Tôi cho rằng điều này là cần thiết”, TS Thu Hương chia sẻ trên báo Lao động. |
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Xem thêm
Dạy con những quy tắc giữ an toàn khi về quê nghỉ hè Hưởng không khí trong lành, gắn kết tình thân, biết thêm nhiều cỏ cây, con vật khi hòa mình vào “hương đồng gió nội”… là ... |
Quỳ không chết, con hư mới chết! Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái ... |
Sai lầm trong nuôi dạy con hiện tại ảnh hưởng đến trẻ trong tương lai như nào? Những sai lầm như kiểm soát con cái thái quá, không trao cho con quyền tự quyết, không thể hiện tình yêu với con mỗi ... |
Nếu có ngày con bạn hâm mộ Khá Bảnh (TĐO) - Nếu có một ngày nào đó con trai mình cũng hâm mộ hay hứng thú với một nhân vật như Khá Bảnh mình ... |
Những điều cha mẹ phải dạy con trước tuổi 18 Với một đứa trẻ, những bài học quan trọng nhất trước tuổi 18 là học cách sống tự lập, tự tin và nhất định phải ... |