Tình Lư Sơn - Quế Lâm
Tham dự buổi lễ có PGS TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; bà Trần Thị Xuân Oanh - Trưởng ban Ban Á - Phi, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung và hơn 100 cựu học sinh, thầy cô giáo của trường.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tặng hoa chúc mừng các cựu học sinh Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm nhân kỷ niệm 70 năm thành lập trường (Ảnh: Thu Hà). |
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, nhà văn Trần Gia Ninh cựu học sinh khối 5 đã điểm lại những dấu mốc trong lịch sử hình thành và phát triển của trường. Ông cho biết, giữa năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra ý kiến chỉ đạo việc đưa con em Việt Nam sang một vùng đất an toàn, tránh xa tiếng bom để có thời gian học tập. Số con em này khi học xong sẽ trở thành những cán bộ chủ chốt trong công cuộc xây dựng đất nước khi cuộc kháng chiến thắng lợi. Từ đó trường phổ thông 9 năm lấy tên Thiếu nhi Lư Sơn được thành lập năm 1953, sau đó nửa năm trường chuyển về Quế Lâm, trường tồn tại 5 năm và giải thể năm 1957.
Trong thời gian này có hơn 1.000 học sinh và hơn 100 giáo viên đã học tập và làm việc tại đây. Trường đã rèn luyện, đào tạo các thế hệ học sinh ưu tú, trở thành các cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước, các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, giáo sư, nghệ sỹ ưu tú … đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
"70 năm trước, vào năm 1953 học sinh trẻ nhất của trường mới lên 7, người lớn nhất là 14 tuổi. Ở một nơi cách xa gia đình ruột thịt hàng ngàn dặm, các em học sinh đã được thầy cô, y bác sĩ chăm lo cho từng bữa cơm giấc ngủ, những manh áo tấm chăn, ôm ấp và chăm lo những lúc cảm mạo, ho sốt... Chúng ta không thể quên những người dân Trung Quốc xa lạ mà thương yêu hết mực những đứa trẻ Việt Nam. Chính họ, những người đang ăn không đủ no, mặc không đủ ấm đã nhường cơm, sẻ áo cho những đứa trẻ gầy gò, ốm yếu vì chiến tranh có được cuộc sống giáo dục đầy đủ, lớn dần lên trong tình yêu của đại gia đình" - ông Trần Gia Ninh chia sẻ.
Nhà văn Trần Gia Ninh cựu học sinh khối 5 Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Thu Hà). |
Theo bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại diện Ban liên lạc Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm, 5 năm được nuôi dưỡng đầy đủ, an ninh và lớn lên trong một nền giáo dục mới tiên tiến với tinh thần "Quốc tế vô sản" đã giúp các học sinh của trường trưởng thành. Sự tận tình của các thầy cô, cán bộ nhân viên cả hai nước tấm gương của các học trò nhỏ, góp phần tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Ở bất cứ nơi nào, trong thời gian, hoàn cảnh và cương vị nào các học sinh của trường luôn giữ được phẩm chất "hạt giống đỏ của cách mạng Việt Nam". Trong sâu thẳm trái tim mỗi người đều nặng một chữ tình, đó là tình Lư Sơn - Quế Lâm".
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam khẳng định: "Buổi gặp gỡ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm giúp tôi cảm nhận được tình cảm chân thật, sâu đậm của các cựu học sinh. Bên cạnh đó là tình hữu nghị Việt - Trung, tình cảm của nhân dân Trung Quốc đối với Việt Nam. Đây là điều quý báu với những người làm công tác đối ngoại nhân dân có trách nhiệm thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước nói chung và nhân dân láng giềng Trung Quốc nói riêng".
Các đại biểu tham gia lễ Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Thu Hà). |
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường, hơn 100 cựu học sinh và thầy cô giáo đã họp mặt, bùi ngùi chia sẻ các kỷ niệm về tình bạn, tình thầy trò, những khó khăn trên đường từ Việt Nam tới Trung Quốc.
Buổi lễ kỷ niệm, gặp gỡ, giao lưu diễn ra trong không khí đầm ấm, đoàn kết, sôi nổi với những lời ca, tiếng hát, những vần thơ nói lên tình cảm xuất phát từ con tim.
Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Quảng Châu (Trung Quốc) NTK Thạch Linh và mẫu nhí Nguyễn Nhật Ánh vừa thực hiện bộ ảnh áo dài với hình ảnh bản đồ và Quốc kỳ Việt Nam ở trung tâm thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. |
Nữ bác sĩ Trung Quốc hồi sinh đời tôi 70 năm trước, ông Hồ Sĩ Tá (ở quận Ba Đình, Hà Nội) lúc đó là học sinh khối lớp 1 và vỡ lòng (năm học 1954) của trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn - Quế Lâm (Trung Quốc) gặp tai nạn thập tử nhất sinh. Ông Tá đã nhận được sự chăm sóc, tận tình cứu chữa của bác sĩ Trung Quốc Đặng Hải Đường và hồi sinh diệu kỳ. |