Ngày 29/3, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các hãng hàng không chỉ được vận chuyển hành khách với tần suất một chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội đi TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc; từ TP HCM đi Đà Nẵng, Phú Quốc và ngược lại. Ngoài các đường bay này, toàn bộ chuyến bay nội địa còn lại đi hoặc đến Hà Nội và TP HCM đều dừng khai thác.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo dừng toàn bộ xe hợp đồng và xe du lịch trên 9 chỗ đi hoặc đến Hà Nội, TP HCM. Các hãng xe chở khách tuyến cố định được yêu cầu chỉ chạy tối đa 2 chuyến mỗi ngày với chặng dưới 100 km và chỉ một chuyến mỗi ngày với chặng còn lại. Mỗi xe không chở quá 20 khách. Quy định này sẽ áp dụng từ 0h ngày 30/3 đến hết 15/4.
Ngành đường sắt được giao dừng toàn bộ tàu khách địa phương. Tàu Bắc Nam chỉ được khai thác tối đa hai đôi mỗi ngày từ Hà Nội đi TP HCM và ngược lại.
Hà Nội, TP HCM sẵn sàng mọi phương án cách ly
Tối 29/3, trong cuộc họp trực tuyến với 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) về chống Covid-19, Văn phòng Chính phủ thông báo nội dung về việc Hà Nội, TP HCM sẵn sàng mọi phương án cách ly.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và TP HCM đảm bảo nguồn lực, nhất là lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong mọi tình huống; xử lý nghiêm người đầu cơ tăng giá vật tư y tế và lương thực, thực phẩm.
Thủ tướng yêu cầu 5 thành phố trên "tập trung cao độ, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút thực hiện các giải pháp đã đề ra". Các thành phố chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực, vật chất để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng; kiểm soát chặt chẽ để ngăn người từ vùng có dịch đến các vùng khác; sẵn sàng hỗ trợ, chi viện khi địa phương khác quá tải.
Bộ Y tế và các địa phương trong cả nước rà soát, cập nhật phương án huy động nhân lực, cơ sở vật chất, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu khi dịch lây lan trên diện rộng.
(Ảnh: Võ Hải) |
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các thành phố phải có giải pháp phù hợp với đặc thù từng nơi, trong đó tập trung vào các khu vực có nhiều nguy cơ lây nhiễm như chung cư, cao ốc, văn phòng, chợ dân sinh, bệnh viện, đầu mối giao thông...
Đồng thời, các địa phương phải sẵn sàng cho mọi tình huống, kể cả khi áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh hoặc khi giới nghiêm, thiết quân luật.
Hà Nội đề xuất cho một số công sở nghỉ làm
Cũng trong buổi họp trực tuyến của Thủ tướng với 5 tỉnh, thành về công tác phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn dịch lây lan trong 1-2 tuần tới. Nếu bổ sung một số giải pháp, hy vọng 7 đến 10 ngày tới, sự lây lan của dịch bệnh sẽ được ngăn chặn.
"Đề nghị Thủ tướng cho một số cơ quan hành chính ở Hà Nội và kể cả các tỉnh nghỉ", ông Chung nói, cho rằng khi không có nguy cơ lây lan ở những chỗ đông người, dịch sẽ "trở thành các đám cháy lốm đốm" và ngành y tế sẽ dập nhanh hơn.
Việc Hà Nội dừng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu theo chỉ đạo của Thủ tướng khiến người lao động lại đổ về quê, làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì thế, ông Chung đề nghị Thủ tướng ra lệnh cấm người làm ở các nhà hàng, khách sạn, bán hàng ở phố cổ Hà Nội... về quê, phải ở lại nơi tạm trú.
Kiên Giang: Nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly tập trung về thăm vợ Một người đàn ông ở Kiên Giang bỏ trốn khỏi khu cách ly tập trung về thăm vợ, bị cơ quan chức năng cưỡng chế ... |
Phòng COVID-19, Đà Nẵng tạm dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ Chính quyền Đà Nẵng vừa ra văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ, áp dụng từ 15h ngày ... |
Thái Nguyên: 41 người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân 178 mắc Covid-19 Sáng 29/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên đã họp bàn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, ... |