Tin tức trong ngày 1/5 mới nhất: Hàng trăm nghìn người nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng tại Hà Nội
Người dân Sài Gòn dạo phố, Hà Nội mở hàng chuẩn bị đón khách ngày đầu dừng cách ly |
Những món ăn độc lạ chỉ Sài Gòn mới có |
Tin tức trong ngày 1/5
Hàng trăm nghìn người tại Hà Nội nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
Theo thông tin trên Vietnamnet, nhằm giải quyết những khó khăn của người dân trong mùa dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đã bắt đầu được các quận trao gửi kịp thời để đúng với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Với đợt đầu tiên, có 4 trường hợp sau nhận được hỗ trợ: người có công, bảo trợ xã hội nhận được 500.000 đồng/ người/ tháng với thời gian hưởng là 3 tháng. Nhân khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 250.000 đồng/ người/ tháng và cũng được nhận trong thời gian 3 tháng. Mức hỗ trợ cao nhất dành cho nhóm đối tượng thụ hưởng có quyền lựa chọn.
Người dân hồ hởi đến nhận cứu trợ (Ảnh: Vietnamnet) |
Việc gửi tiền hỗ trợ được các xã, phường, thị trấn thực hiện vào ngày hôm qua, 30/4 và sẽ diễn ra liên tục trong những ngày kế tiếp, kể cả nghỉ lễ lẫn cuối tuần. Hình thức của việc chi trả là trực tiếp, tại các địa điểm như: nhà văn hóa, nhà hội họp ở các khu dân cư, tổ dân phố. Mọi người đến nhận hỗ trợ được yêu cầu mang khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, không tụ tập đông đúc, rửa tay bằng nước sát khuẩn để đảm bảo an toàn trước dịch nCoV.
Theo số liệu của Ủy ban TP Hà Nội, đã có 414.992 người nhận được gói hỗ trợ kể trên, với tổng kinh phí của đợt 1 là 505,607 tỷ đồng.
Sài Gòn sau 45 năm Thống nhất
Được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông", Sài Gòn từ 45 năm về trước đã rất phát triển và sở hữu nhiều công trình kiến trúc hiện đại. Sau 45 năm kể từ ngày Thống nhất, nhiều hình ảnh xưa cũ đã không còn, tuy nhiên vẫn còn các điểm còn nguyên hiện trạng.
Con đường Lê Duẩn dẫn vào Dinh Thống Nhất được chụp bởi kỹ sư người Đức Gunter Monsler vào năm 1989. Trước đó, tên cũ của nó là Norodom, vào năm 1950, đường đổi tên thành Thống Nhất, dinh gọi là Độc Lập.
Đến năm 1975, dinh đổi tên thành Thống Nhất, đường đổi thành 30 tháng 4. Khi Tổng bí thư Lê Duẩn qua đời vào năm 1986, UBND TP. HCM cho con đường này mang tên ông để tưởng nhớ vị bí thư đáng kính.
(Ảnh: Gunter Monsler) |
Nhà thờ Đức Bà - địa điểm đến ngày nay vẫn thu hút được không ít lượng khách du lịch ghé thăm, dường như chẳng có chút thay đổi nào so với 45 năm về trước khi mới giành được thống nhất.
Được xây dựng năm 1877 và hoàn thành sau 3 năm, trải qua hơn một thập niên, nhà thờ Đức Bà đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Bức ảnh bên dưới được chụp qua ống kính của tác giả người Thụy Sĩ Elmar Reich, thể hiện cảnh giao thông tấp nập của mọi người qua nhà thờ Đức Bà.
(Ảnh: Gunter Monsler) |
Chợ Bến Thành thông qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro, đây là công trình được xây dụng năm 1912, hoàn thiện sau 2 năm với tổng diện tích hơn 13.000 m2. Đây là địa điểm kinh doanh, du lịch nức tiếng gần xa với những mặt hàng chủ yếu: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi,...
(Ảnh: Doi Kuro) |
Một cảnh chia tay người thân tại sân bay Tân Sơn Nhất, thời đó vẫn có tên là "Tân Sơn Nhứt" được lưu giữ lại bởi Alex Bowie. Tân Sơn Nhất từ trước đến nay vẫn luôn là một đầu mối giao thông của cả miền Nam.
Được xây dựng vào năm 1930 với tổng diện tích là 850 ha, sân bay có công suất thiết kế khoảng 28 triệu lượt khách mỗi năm; đôi lúc sẽ bị quá tải và lên đến 40 triệu lượt. Chính phủ đã đề xuất các giải pháp như: xây thêm nhà ga, đường băng và mở rộng các tuyến đường quanh sân bay.
Ảnh: Alex Bowie/VNE |
Khu trung tâm Sài Gòn với trục đường Nguyễn Huệ chính giữa trong năm 1989 của tác giả Philippe Renault, sau 45 năm, nhiều tòa cao ốc hiện đại đã đua nhau mọc lên như nấm. Đường Nguyễn Huệ trước đây là con kênh được người Pháp lấp đi, hiện tại Ủy ban thành phố đã cải tạo nó thành con phố đi bộ dài 670m.
Ảnh: Philippe Renault/ VNE |
Hơn 1.000 người ngăn chặn tắm biển Vũng Tàu
Theo VnExpress đưa tin, trong ngày 30/4, các lực lượng công an, biên phòng, trật tự đô thị và tuần tra đã rà soát dọc bãi biển Vũng Tàu để nhắc nhở du khách mang khẩu trang, không tắm biển trong bối cảnh người người lũ lượt đổ về địa điểm này dịp nghỉ lễ.
Các lực lượng tuần tra xuất hiện thường xuyên, nhắc nhở mọi người mang khẩu trang, không tắm biển (Ảnh: Trường Hà/ VNE) |
Được biết, mọi bãi biển của TP Vũng Tàu đã được chính quyền siết chặt lệnh đóng cửa, không phục vụ khách du lịch nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng khi mới chỉ nới lỏng xã hội được vài ngày. Các đường dẫn xuống biển được rào chắn, gia cố, căng dây và luôn có người canh giữ nghiêm ngặt. Tiếng động cơ của xe cảnh sát cơ động, giao thông liên tục vang lên, tuần tra thường xuyên.
Ngay trong ngày đầu tiên, 30/4 vô số phương tiện đã đổ xô về địa điểm du lịch này, nhiều bãi giữ xe kín mít những xe và cảnh đường bao biển luôn tấp nập, trái ngược hoàn toàn so với khu bãi biển vắng vẻ bên dưới.
Dù chưa ghi nhận bất cứ ca lây nhiễm Covid-19 nào tại Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng Sở Du lịch tỉnh này vẫn chọn cách an toàn, đó là đóng cửa bãi biển dù trước đó, các cuộc họp đã được tổ chức để bàn về việc nên làm như thế nào để mở cửa bãi biển mà không gây nguy hiểm.
Gọi tổng đài 111 để được giải đáp về gói hỗ trợ 62.000 tỷ Khi có những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch ... |
Hà Nội chi hơn 500 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 Ngày 29/4, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công ... |
Người Việt tại Kazakhstan hỗ trợ hàng tấn gạo cho người nghèo thành thị chống COVID-19 Hưởng ứng Chương trình vận động quyên góp toàn dân ủng hộ chống dịch COVID-19 của Thủ tướng chính phủ, Hội người Việt tại Kazakhstan (Hội) ... |