Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (5/4): Cộng đồng tôn giáo kiên quyết đi lễ, trở thành tâm dịch mới ở Israel
Cụ ông 104 tuổi ở Mỹ "hồi phục kỳ diệu" khi mắc COVID-19 |
Jaguar - Land Rover cấp xe cho Hiệp hội Chữ thập đỏ nhiều nước chống dịch COVID-19 |
Tin tức thế giới hôm nay 5/4
Cộng đồng tôn giáo tại Israel kiên quyết đi lễ, thành ổ dịch mới
Mới đây, thành phố Bnei Brak của Israel đã trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất của nước này. Nguyên do của sự việc là bởi cộng đồng người Do Thái đi theo xu hướng bảo thủ (Haredi) không hề nghe theo lệnh hạn chế mà vẫn tụ tập đông đúc để đi lễ. Một chuyên gia ước tính gần 40% người dân của thành phố này đã nhiễm bệnh. Chính phủ sẽ sớm triển khai quân đội đến hỗ trợ giới chức địa phương trong thời gian gần nhất.
Israel đã chính thức đóng cửa các trường học, cơ quan làm việc và sân bay quốc tế từ đầu tháng 3 trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của SARS-CoV-2. Thế nhưng, trong thời gian qua, cộng đồng người Do Thái nhánh bảo thủ (Chính thống khắt khe - Haredi) đã làm ngơ những cảnh báo về việc dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng, vẫn nghe lời các thủ lĩnh tôn giáo, đi lễ và sinh hoạt tôn giáo như bình thường.
Các buổi cầu nguyện và gặp gỡ thường được diễn ra bên trong những giáo đường người Do Thái với không gian hẹp và khép kín. Xu hướng sống của những người này là ở các khu dân cư nghèo và đông đúc. Chính những yếu tố này khiến cộng đồng tông giáo trên đã chiếm tỷ lệ cao trong tổng số ca nhiễm nCoV được phát hiện tại Bnei Brak.
Một tín đồ Do Thái bảo thủ đang bị các cảnh sát Israel khống chế trong một cuộc biểu tình phản đối những biện pháp hạn chế đi lại của chính phủ (Ảnh: AP) |
"Tôi rất lo sợ nguy cơ xảy ra lây nhiễm diện rộng trong cộng đồng Do Thái giáo bảo thủ, rồi mở rộng trong dân số Israel", Hagai Levine, giáo sư Đại học Do Thái lo ngại.
Thậm chí Bộ trưởng Y tế Yaakov Litzman, một chính trị gia hàng đầu của cộng đồng Do Thái bảo thủ cũng đã xác nhận dương tính với virus Corona chủng mới. Điều này khiến cho các bức xúc lên đến đỉnh điểm vì bản thân Bộ trưởng Litzman không hề ban bố lệnh hạn chế tụ tập đông người tại các cơ sở tôn giáo. Đài truyền hình Channel 12 còn tiết lộ ông Litzman từng âm thầm "phá lệ", dự nhiều buổi cầu nguyện tại các giáo đường.
Nhanh chóng, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã phải nhanh chóng cách ly vì có tiếp xúc với ông Litzman. Sau đó, thủ tướng Netanyahu đã làm xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus Corona chủng mới. Trước đó, Thủ tướng của Israel cũng đã từng phải cách ly do người trợ lý cũng thuộc cộng đồng Do Thái bảo thủ trên nhiễm nCoV.
Tính đến ngày 3/4, Israel đã có hơn 7.000 trường hợp nhiễm Covid-19 trong đó 38 người đã thiệt mạng. Phần lớn những số ca nhiễm trên đều đến từ Bnei Brak và khu vực do Israel kiểm soát tại Jerusalem.
Australia kêu gọi sinh viên ngoại quốc về quê
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, trong cuộc họp nội các hôm 3/4, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho hay hiện tại các công dân nước này đang cần được quan tâm tập trung nên người nước ngoài và kể cả du học sinh cũng sẽ phải trở về nước của họ nếu không đủ khả năng chi trả chi phí của cuộc sống trong mùa dịch bệnh.
"Những người có thị thực sinh viên và những người đang ở Australia dưới nhiều dạng thị thực khác nhau, rõ ràng họ không bị ép buộc phải lưu lại đây. Nếu họ không ở vào một vị thế có thể tự trang trải cuộc sống thì vẫn còn lựa chọn khác cho họ là trở về nước", Thủ tướng Morrison phát biểu.
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 9 năm ngoái (Ảnh: Reuters) |
Đối với gần 60.000 du học sinh nước ngoài, chính phủ Australia khuyến khích trông cậy vào hỗ trợ từ gia đình, việc làm bán thời gian (cho phép tối đa 40 giờ trong hai tuần) và từ nguồn tiết kiệm cá nhân để trang trải chi phí. Những sinh viên đã ở Australia hơn một năm có thể xin rút tối đa 10.000 AUD từ quỹ hưu trí trong năm tài khóa hiện nay để phục vụ cuộc sống.
Đến nay, Australia đã ghi nhận hơn 5.500 ca nhiễm nCoV, trong đó 30 người chết và hơn 580 trường hợp bình phục.
Italy vượt 15.000 người tử vong vì nCoV
Theo cập nhật mới nhất trên trang Wordometers, số ca tử vong do Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 61.205 người. Số ca nhiễm bệnh là 1.141.378.
So với ngày 3/4 vừa qua, số bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại Ý được cập nhật là ít hơn 86 trường hợp. Trong khi đó, 2.886 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 4/4 - tăng 546 trường hợp so với một ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm tại Italy lên tới 124.632.
Thêm 1.238 ca khỏi bệnh mới, tổng số người bình phục tại Ý hiện nay là 20.996.
Bên ngoài đấu trường La Mã, Ý hoang vắng do dịch bệnh (Ảnh: AFP) |
Lệnh phong tỏa tại đất nước này có thể sẽ phải kéo dài đến ngày 1/5 và "giai đoạn hai sống với virus" có thể bắt đầu vào giữa tháng 5, ủy viên Cơ quan Khẩn cấp, ông Bruno Borrelli cho biết hôm 3/4.
Video: Người dân Ấn Độ dùng máy cày phun thuốc khử trùng chống COVID-19 Người dân Ấn Độ đã sử dụng máy cày để phun thuốc khử trùng các tuyến đường trong công tác phòng chống dịch COVID-19. |
Không mời khách đến nhà và không đến nhà người khác trong mùa dịch COVID-19 Tránh mời người khác về nhà, tránh đến nhà người khác; thay quần áo khi từ bên ngoài về và quần áo cần được ngâm ... |
Lào đã tiếp nhận gần 5 tấn hàng viện trợ chống dịch COVID-19 của Việt Nam Trưa 4/4, trước sự chứng kiến của đông đảo quan chức chính phủ và các bộ ngành liên quan, cùng đại diện nhiều cơ quan ... |