Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (13/4): Châu Âu có nguy cơ trở thành điểm đen Covid-19 khi Anh ghi nhận hơn 10.000 ca tử vong
Thượng nghị sĩ Mỹ tiếp tục lên án vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam |
Thủ tướng Nhật Bản giúp "hạ nhiệt" căng thẳng Mỹ - Iran |
Tin tức thế giới hôm nay 13/4
Số ca tử vong do nCoV tại Anh vượt 10.000 người, châu Âu có nguy cơ trở thành điểm đen
Trong 24h qua, nước Anh đã ghi nhận thêm 737 trường hợp thiệt mạng do Covid-19 gây ra. Tính đến thời điểm hiện tại, con số tử vong vì virus Corona chủng mới ở Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã chạm mốc 10.612 trường hợp (theo Reuters).
Con số tăng trường hợp tử vong của nước Anh đã thấp hơn 2 ngày trước đó với mỗi ngày có đến 900 ca. Thế nhưng lại là thời điểm nước này cán mốc 10.000 người thiệt mạng vì đại dịch nCoV. Anh là nước tiếp theo đạt con số chết chóc này, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Pháp.
Chuyên gia dịch tễ học của Nhóm Cố vấn Khoa học trong Trường hợp khẩn cấp (SAGE), đồng thời là giám đốc quỹ Welcome Trust, giáo sư Jeremy Farrar cho hay số liệu hiện tại nước Anh đang đối mặt phải cũng tương tự như tình hình mà các quốc gia châu Âu khác đã từng đương đầu.
"Các con số ở Anh vẫn tiếp tục tăng. Tôi rất hy vọng rằng chúng ta đang đến gần thời điểm mà những con số đó sẽ giảm. Nhưng đúng là, Anh có thể sẽ trở thành một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nếu không muốn nói là nặng nhất châu Âu", ông Farrar trả lời đài BBC và đưa ra nhận định rằng nước Anh "có thể" là quốc gia châu Âu có nhiều ca tử vong nhất vì Covid-19.
Các nhân viên y tế đang chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19 vào bệnh viện tại London (Ảnh: Getty) |
Đồng thời giáo sư Jeremy Farrar cũng lấy Đức như một đơn cử về quốc gia có số ca tử vong thấp nhất châu Âu dù tỷ lệ nhiễm cao. Bởi nước Đức đã áp dụng xét nghiệm trên diện rộng, có quy mô lớn, tiếp tục làm việc này và cách ly người nhiễm để tạo điều kiện điều trị, phục hồi cho những ca bệnh nặng.
Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xem xét việc nới lỏng các lệnh giới nghiêm, ông Farrar cho rằng việc xét nghiệm trên diện rộng ở Đức là cách để nước này gia hạn thêm thời gian xử lý cuộc khủng hoảng. 6 đến 8 tuần là thời gian Đức có để đảm bảo hệ thống y tế hoạt động hết công suất mà không bị quá tải.
Hồi tháng 3, một đội các nhà nghiên cứu từ Imperial College London đã đưa ra các kịch bản giả lập cho dịch Covid-19 tại nước Anh. Họ cho rằng số người tử vong có thể lên tới 260.000 người nếu không có các biện pháp cách ly xã hội. Trong trường hợp biện pháp phong tỏa được thi hành, số ca thiệt mạng sẽ chỉ còn 20.000.
Kỷ lục tử vong trong một ngày của nước Anh được ghi nhận vào ngày 10/4 với 980 trường hợp, cao hơn hai nước Ý và Tây Ban Nha trong những ngày đạt đỉnh dịch tại đây. Pháp ghi nhận hơn 1.000 người chết, nhưng thay vì xác nhận chỉ trong bệnh viện như nước Anh thì Pháp ghi nhận ở cả trong các viện dưỡng lão.
Ở một diễn biến khác, Ý hôm 12/4 cũng ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ hôm 19/3 trở đi. Số ca nhiễm mới cũng giảm một cách đáng kể, từ 4.694 hôm 11/4 xuống còn 4.092.
Thủ tướng Nhật Bản hứng chịu chỉ trích vô cảm vì ở nhà uống trà và ôm thú cưng
Chiều ngày 12/4 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đăng tải một đọan băng ghi hình bản thân đang ở nhà lên mạng xã hội Twitter để kêu gọi người dân cũng nên ở yên tại nơi cư trú, tránh ra ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp (theo Reuters). Trong đoạn ghi hình bản thân, Thủ tướng nước Nhật đang ngồi trên ghế sofa, uống trà và chơi đùa với chú cún cưng. Nhanh chóng, nhiều ý kiến trái chiều đã nổi lên.
Thủ tướng Shinzo Abe thoải mái uống trà, ôm thú cưng khi đăng tải đoạn băng kêu gọi mọi người hãy ở nhà |
Có rất nhiều người cho rằng Thủ tướng Abe đã quá vô cảm khi không nghĩ đến những lao động hàng ngày - những người vốn đang phải vật lộn từng ngày, bất chấp cả bệnh dịch để kiếm sống.
Một số người đã để lại dòng bình luận: "Vào thời điểm mà có những người phải vật lộn để kiếm sống, lại đăng tải đoạn băng xa hoa như vậy, không thể không tự hỏi 'ông nghĩ ông là ai chứ'?".
Tuy nhiên vẫn có những ý kiến bênh vực, cho rằng bản thân có là Thủ tướng thì cũng có lúc cần được nghỉ ngơi.
Trước đó, khi Nhật Bản bắt đầu xuất hiện những ca nhiễm nCoV, Thủ tướng Shinzo Abe và nội các của mình đã bị chất vấn bởi phe đối lập bởi sự chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp để phòng chống dịch bệnh. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản có vẻ vẫn ổn khi số ca nhiễm Covid-19 không hề gia tăng với tốc độ chóng mặt như các quốc gia khác, tuy nhiên, thời gian gần đây, nước này cũng đang ghi nhận những dấu hiệu tiềm tàng khi số ca nhiễm bắt đầu tăng với con số lớn hơn, lên đến hàng trăm trong ngày.
Thủ tướng nước này cũng bị chỉ trích vì kế hoạch "phát cho mỗi hộ gia đình 2 khẩu trang" thay vì một biện pháp cứng rắn hơn để thực sự có hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Số ca nhiễm Covid-19 chính thức tại Nhật Bản là hơn 6.000 người, với gần 2.000 trường hợp tập trung tại thủ đô Tokyo. Tình trạng khẩn cấp đã được chính phủ ban bố ở thủ đô cũng như 6 tỉnh lân cận, cho phép lãnh đạo các địa phương có quyền yêu cầu người dân không ra khỏi nhà và hạn chế hoạt động ban đêm.
Châu Phi phản đối khiTrung Quốc phân biệt đối xử công dân vì nghi ngờ mang mầm bệnh SARS-CoV-2
Tâm dịch Covid-19 tại Vũ Hán đã được Trung Quốc khống chế, tuy nhiên, nước này tiếp tục lo ngại khi các ca bệnh ngoại nhập đang tăng lên khiến biên giới được thắt chặt kiểm soát hơn. Mới đây, hãng thông tấn Reuters đã đưa tin rằng một vài quốc gia ở châu Phi yêu cầu Trung Quốc giải quyết những lo ngại của họ về việc người châu Phi, đặc biệt tại thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, đang hứng chịu sự phân biệt đối xử và quấy rối.
Cụ thể, nhiều người châu Phi tại Quảng Châu đã phản ánh rằng, chủ nhà của các căn hộ họ đang thuê đã đuổi họ đi, thực hiện xét nghiệm Covid-19 nhiều lần nhưng chưa bao giờ được biết kết quả, chịu cảnh phân biệt đối xử, cô lập với cộng đồng. Cáo buộc của họ được đăng tải trên báo chí địa phương và mạng xã hội đăng tải. Tất cả những hành vi trên được cho là bởi người dân thành phố này lo sợ những người châu Phi đang mang mầm bệnh trong người và sẽ sớm lây nhiễm ra cộng đồng.
Người châu Phi lang thang trên đường phố Quảng Châu vì không có nơi trú ngụ (Ảnh: CNN) |
Nhanh chóng, đại sứ quán của công dân châu Phi tại Trung Quốc đã gửi thư đến Ngoại trưởng Vương Nghị của nước này để yêu cầu khắc phục tình hình. Đồng thời, bản sao của nó cũng được gửi đến Liên minh châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tất cả ngoại trưởng châu Phi khác.
Theo Reuters, các đại sứ châu Phi nói trong bức thư rằng "sự kỳ thị và phân biệt đối xử" như vậy đang gây ra hiểu lầm tai hại rằng người dân nước họ đang phát tán virus.
Bức thư cũng đưa ra yêu cầu đanh thép và cấp thiết lúc này: "Nhóm các đại sứ châu Phi tại Bắc Kinh ngay lập tức yêu cầu chấm dứt việc thử nghiệm ép buộc, cách ly và các biện pháp đối xử vô nhân đạo khác nhằm vào người châu Phi".
Bức thư còn nêu ra một số vụ việc được phản ánh gần đây như trường hợp người châu Phi bị đuổi khỏi khách sạn giữa đêm, bị tịch thu hộ chiếu, đe dọa thu hồi thị thực hay bị bắt hoặc trục xuất.
Người châu Phi phải ngủ bên ngoài vỉa hè tại Quảng Châu (Ảnh: CNN) |
Nhanh chóng, Bắc Kinh đã có động thái bác bỏ các cáo buộc phân biệt đối xử trong khi tăng cường các biện pháp xử lý người nước ngoài không tuân thủ kiểm dịch. Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Quảng Châu đang thực hiện các biện pháp chống dịch đối với bất kỳ ai từ nước ngoài nhập cảnh vào thành phố này, không kể giới tính, quốc tịch hay chủng tộc.
Ngoại trưởng Ghana Shirley Ayorkor Botchwey hôm 11/4 cho biết bà đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối vể sự bất bình mà công dân châu Phi đang phải gánh chịu. Một cuộc gặp giữa lãnh đạo hạ viện Nigeria Femi Gbajabiamila và đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian để đề nghị nước sở tại chấm dứt các hành vi liên quan đến phân biệt đối xử cũng được nghị sĩ Nigeria Akinola Alabi đăng tải hôm 10/4.
Thủ tướng Anh Boris Johnson xuất viện sau 1 tuần điều trị COVID-19 Thủ tướng Anh Boris Johnson được xuất viện tối 12/4 (giờ Việt Nam) sau 1 tuần điều trị COVID-19. Nhà lãnh đạo Anh sẽ không ... |
Israel chuẩn bị có vaccine đầu tiên phòng COVID-19 Các nhà khoa học Israel cho biết nước này sẽ có vaccine phòng COVID-19 trong vài tuần nữa và mất ít nhất 90 ngày để ... |
Nga tăng hơn 2.000 ca nhiễm mới, vượt mốc 15.000 ca bệnh COVID-19 Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 2.186 ca mắc COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh của nước này hiện đã lên tới 15.770 trường ... |