Tìm giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản thế giới trong bối cảnh hậu Covid-19
Minh Thái 06/08/2022 06:51 | Điểm đến
![]() |
Hội thảo dự kiến diễn ra trong tháng 8/2022 tại Quảng Nam (Ảnh: KT). |
Hội thảo do Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) chủ trì, phối hợp tổ chức nhằm đánh giá thực trạng quản lý các khu di sản thế giới tại Việt Nam trong thời gian qua; tiếp cận các xu thế mới của thế giới trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; những vấn đề đặt ra trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, tổ chức hoạt động kỷ niệm 50 năm Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu Việt Nam ứng cử vào Ủy ban Di sản thế giới giai đoạn 2023 - 2027.
Hội thảo dự kiến có sự tham dự của khoảng 100 đại biểu gồm: đại diện lãnh đạo Bộ VH-TT&DL; Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Văn phòng UNESCO Hà Nội; Đại diện các Ban/Trung tâm quản lý di sản thế giới; Đại diện lãnh đạo và một số cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Nam; Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ; Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu trong cả nước.
Đáng chú ý
Chính phủ Lào tặng Huy chương Phát triển cho tỉnh Phú Thọ

Bài viết mới
Khoảng 200 đội tham dự cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2022"

Hiệp hội Tuổi thơ Hy vọng (Pháp) hỗ trợ cho học sinh khiếm thị tại Thừa Thiên Huế

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |