Thương mại điện tử: bệ phóng đưa hàng Việt Nam ra thế giới
Thủ tướng ra chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phát triển thương mại điện tử Trước sự phát triển mạnh mẽ cùng những đóng góp quan trọng của thương mại điện tử (TMĐT), Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ. |
Mong muốn Amazon chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển thương mại điện tử, logistics Chiều 26/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Susan Pointer, Phó Chủ tịch Chính sách công quốc tế của Tập đoàn Amazon đang thăm, làm việc tại Việt Nam. |
Đông Nam Á dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số
Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (IDC), Đông Nam Á dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số ở mức 15,8% trong 5 năm tới, vượt xa Mỹ với 9,4% và Liên minh châu Âu (EU) với 8,7%.
Dựa trên ước tính của IDC, tổng nền kinh tế số của Đông Nam Á cộng với Nhật Bản và Hàn Quốc (gọi tắt là SEAKJ) dự kiến sẽ tăng 82% trong 5 năm, từ 501,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 914,9 tỷ USD vào năm 2027. Điều này có được nhờ sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới.
Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới |
Đây là kết quả của tốc độ tăng trưởng thanh toán kỹ thuật số nhanh chóng, dẫn đầu là hình thức mua trước trả tiền sau (BNPL, 38%), ví di động (18,9%), thanh toán nội địa (16,9%) và thẻ tín dụng (14,4%).
IDC dự báo, doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới SEAKJ sẽ tăng trưởng ấn tượng 70% lên 148,1 tỷ USD vào năm 2027. Những cải tiến liên tục đối với cơ sở hạ tầng thương mại sẽ tăng cường dòng hàng hóa xuyên biên giới trong khu vực, tạo cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Đông Nam Á muốn mở rộng thị trường sang Hàn Quốc, Nhật Bản và ngược lại. Tuy nhiên, để thành công, theo các nhà kinh tế, phải hiểu rõ các động lực, sở thích mua hàng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, cần tìm kiếm các đối tác có thể đơn giản hóa toàn bộ quy trình xuyên biên giới, từ thanh toán đến thực hiện đơn hàng.
Cơ hội của Việt Nam
Theo Amazon Global Selling, Việt Nam là 1 trong 3 nền thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, cả về quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng. Thương mại điện tử Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng 20% trong suốt 7 - 8 năm nay, kể cả trong đại dịch COVID-19. Dự đoán trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ lên đến 20%, với doanh thu khoảng 10 tỷ USD.
Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất mới với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng sản phẩm. Năm 2023, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được bán ra trên Amazon, giá trị xuất khẩu tăng 50%, số lượng đối tác bán hàng tăng 40%. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2023, 5 ngành hàng Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon gồm: Nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, may mặc, và làm đẹp. Các sản phẩm Việt Nam không chỉ được bán cho người dùng Mỹ mà còn ở các nước châu Âu và 22 thị trường Amazon có mặt.
Thương mại điện tử sẽ giúp đưa nhiều hàng Việt Nam ra thế giới |
Sản phẩm hàng hóa Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế về giá cả cạnh tranh, mẫu mã, chất lượng. Nhiều sản phẩm của Việt Nam không hề kém cạnh so với những nhà cung cấp khác đã tồn tại trên sàn thương mại điện tử 23 năm qua.
Lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với nhiều quốc gia hay lợi thế về thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc đạt đến mức bằng 0 giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội so với nhà cung cấp, doanh nghiệp ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Theo các chuyên gia, thương mại điện tử xuyên biên giới là lĩnh vực nhiều tiềm năng và phù hợp chủ trương phát triển kinh tế số của Việt Nam. Đồng thời, mở ra nhiều cơ hội doanh nghiệp Việt Nam bán hàng xuyên biên giới.
Tuy nhiên, để đưa hàng hóa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và xuất khẩu thành công trên các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá cũng như các quy tắc nhập khẩu của thị trường nước sở tại. Doanh nghiệp phải chú trọng việc có đầy đủ các chứng từ, giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu quy định về pháp lý của thị trường nhập khẩu, tiêu thụ hàng Việt.
Doanh nghiệp cũng cần nắm được quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, những phương án bảo quản hàng hóa hiệu quả, tính toán được những phương án logistics để có được giá cả cạnh tranh so với những doanh nghiệp có cùng những sản phẩm đó.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là mô hình kinh doanh trong đó người bán và người mua ở các quốc gia khác nhau mua và bán hàng hóa thông qua các thị trường trực tuyến (Marketplace) thương mại điện tử. |
Sóc Trăng ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử, kết nối cung cầu hàng hóa liên tỉnh Ngày 3/11, tại Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị “Kết nối cung cầu hàng hóa giữa tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố gắn với ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2022”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022. |
Chủ tịch VECOM: "Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật nhất trong năm 2023" “Thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 khi AI được xem là một xu hướng phát triển tất yếu. Ứng dụng AI sẽ làm thay đổi toàn diện ngành thương mại điện tử không chỉ ở Việt Nam". |