Thủ tướng: Không tô hồng con số thống kê nhưng cũng không được bôi đen, bỏ sót
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không được cấm người dân trở về từ Đà Nẵng |
Điện Biên tăng cường hợp tác với các tỉnh có chung đường biên giới quốc gia |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về số liệu thống kê và tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2020. (Ảnh TTXVN) |
Sáng 2/8, tại trụ sở Chính phủ, chủ trì cuộc họp về số liệu thống kê và tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ phải phối hợp tốt hơn nữa trong công tác thống kê, tính toán đầy đủ các yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế để các con số thực của nền kinh tế được phản ánh.
Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng cho biết tại cuộc làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL hôm qua (1/8) cũng như với các tỉnh, thành phố trước đó thì các địa phương đều thể hiện quyết tâm không điều chỉnh chỉ tiêu, đặc biệt là thu ngân sách. Tuy nhiên tình hình tổng quát như thế nào là một câu hỏi. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố cũng phản ánh về con số thống kê, nhất là giữa con số ước tính và con số thực hiện.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Tổng cục Thống kê và một số bộ, ngành đã báo cáo về việc thống kê số liệu cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong 7 tháng qua. Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, cơ quan thống kê trong báo cáo hằng tháng có cập nhật lại số liệu tháng trước, ví dụ như về số liệu xuất nhập khẩu tháng 7 thì đến 10/8, hải quan mới chốt số liệu tháng trước. Do đó, số liệu của những ngày cuối tháng thường là ước tính. Theo Tổng cục Thống kê, các cơ quan cần ngồi lại với nhau để kết nối, thống nhất dữ liệu.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tháng 7 tốt hơn tháng trước, các dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tháng 7-2020 ước tính đạt 45.700 tỉ đồng, tăng 51,8% so với cùng kỳ; Tính chung 7 tháng năm 2020, đạt 203.000 tỉ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch nội địa tháng 7 có xu hướng tăng trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 431.900 tỉ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tháng 7-2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 23 tỉ USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thị trường Hoa Kỳ tăng 15% nhưng thị trường EU giảm 5,9%, các thị trường Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc cũng giảm...
Ước tính tháng 7-2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 22 tỉ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tháng 7 ước tính xuất siêu 1 tỉ USD. Tính chung 7 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,5 tỉ USD.
Các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, đặc biệt là kế hoạch và đầu tư, tài chính đều phải có các giải pháp huy động nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Có giải pháp mạnh hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại chính sách tiền tệ để phối hợp tốt với chính sách tài khóa - theo báo Tin Tức.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ trước tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta đã bình tĩnh, quyết tâm chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt 2 mục tiêu kiểm soát dịch và không để đứt gãy nền kinh tế, không để tăng trưởng âm trong bối cảnh những đối tác lớn bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, động viên toàn quân, toàn dân cũng như ngành y tế, các cấp chính quyền không để dịch bệnh lây lan, bùng phát diện rộng, không được để vỡ trận.
Nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tăng trưởng ở mức có thể, Thủ tướng cho rằng phải tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công. Cần phải làm tốt hơn nữa chính sách tiền tệ, tài khóa, đó là tiếp tục nới lỏng có kiểm soát. Thúc đẩy mạnh mẽ chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp phát triển. Không chỉ giải ngân vốn đầu tư công mà thúc đẩy cả vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân ở Việt Nam. Kiểm soát lạm phát dưới mức 4%. Phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chính sách, bảo đảm chủ động, tích cực, hiệu quả hơn nữa đối với 3 trục: đầu tư (cả đầu tư công, đầu tư tư nhân và FDI), tiêu dùng và xuất khẩu để kích thích tổng cầu.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cần rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng quý III, cả năm 2020 và 2021. Tính toán cụ thể việc hỗ trợ nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, người lao động.
"Phải cập nhật thường xuyên, khách quan, chính xác, không tô hồng nhưng không được bôi đen, không được bỏ sót, làm đúng theo quy định của pháp luật" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng ý với ý kiến của Tổng cục Thống kê về phối hợp tốt hơn nữa giữa các cấp, các ngành, Thủ tướng cho rằng ngành thống kê cũng cần chủ động hơn để có bộ số liệu chính xác, kịp thời, nguồn tin trên báo Tuổi Trẻ.
Danh sách trợ lý, thư ký của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng Danh sách trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng, theo cập nhật mới nhất của ... |
Áp thấp mạnh thành bão, có khả năng đổ bộ gây ngập lụt nhiều nơi Theo dự báo từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, khả năng cao áp thấp nhiệt đới sẽ phát triển mạnh thành ... |
Thủ tướng thúc giục các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long giải ngân vốn đầu tư công Sáng 1/8, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị làm việc với lãnh đạo các địa phương vùng ... |