Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo tiến độ chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn 12 tỷ USD
PVN và những trở ngại trong chuyển dịch năng lượng Dịch chuyển năng lượng là xu hướng không thể đảo ngược hiện nay, tuy nhiên, nói thì đơn giản như vậy nhưng để thực hiện thì còn quá nhiều rào cản chủ quan, mà với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là một ví dụ điển hình. |
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 8/1, Thủ tướng yêu cầu PVN xử lý vướng mắc, bảo đảm tiến độ, hiệu quả của các dự án trọng điểm ngành dầu khí, trong đó có chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành việc sửa đổi các Thông tư quy định về vận hành thị trường điện, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan để gỡ vướng cho Chuỗi dự án này.
Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), Dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn), với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800MW.
Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của PVN |
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, không những đem lại nguồn thu rất lớn cho Nhà nước với hơn 30 tỷ USD, các bên đầu tư là hơn 11 tỷ USD mà còn góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo. Đồng thời, các dự án thành phần thuộc Chuỗi dự án trong quá trình xây dựng sẽ tạo thêm cơ sở hạ tầng, tạo hàng nghìn việc làm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương.
Những năm qua, vì nhiều lý do liên quan đến các thủ tục đầu tư các dự án nhà máy điện hạ nguồn, cũng như còn tồn tại, vướng mắc trong cơ chế chính sách về tiêu thụ khí điện, vận hành thị trường điện để các hộ tiêu thụ có thể ký kết hợp đồng thương mại đã ảnh hưởng đến nhiều mốc tiến độ quan trọng của Chuỗi dự án.
Vào ngày 30/10/2023 vừa qua, PVN thông qua chi nhánh là Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) đã ký kết trao thầu gói thầu EPCI#1 - gói thầu quan trọng nhất của Dự án Thượng nguồn, nằm trên đường găng gắn với mục tiêu khai thác dòng khí đầu tiên của Chuỗi.
Sau 2 tháng ký hợp đồng, tổng nhân sự tham gia trực tiếp vào dự án đã lên tới gần 350 người, công tác thiết kế đạt khoảng 15% theo đúng kế hoạch đề ra, hướng tới mục tiêu First Gas vào cuối năm 2026 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn |
Ngoài dự án trên, tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý PVN tiến độ một số dự án trọng điểm khác như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 (hoàn thành vào cuối năm 2024, đầu năm 2025), nâng cấp mở rộng Lọc dầu Dung Quất, Khí điện đạm Cà Mau, nâng cao hiệu quả Lọc hóa dầu Nghi Sơn, khởi động lại dự án Nhiệt điện Long Phú 1.
PVN cũng được giao nghiên cứu các dự án mới, phối hợp với các cơ quan liên quan tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, bảo đảm quốc phòng, an ninh kinh tế cho hoạt động dầu khí, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông và hải đảo. Tập đoàn cần duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, cân đối các nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Năm 2023, PVN đạt doanh thu 942.800 tỷ đồng, tăng 11.600 tỷ đồng so với năm trước, lợi nhuận hợp nhất trên 54.500 tỷ đồng. Tập đoàn nộp ngân sách Nhà nước 135.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch 73%. Thu nhập bình quân của người lao động 26,87 triệu đồng mỗi tháng. Trong năm, PVN đưa vào vận hành Nhà máy điện Thái Bình 2, Kho cảng LNG 1 triệu tấn/năm Thị Vải.
Năm 2024, PVN đặt mục tiêu doanh thu toàn tập đoàn 734.200 tỷ đồng, cao hơn 56.500 tỷ đồng so với kế hoạch 2023 (677.700 tỷ đồng); Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn đạt 94.000 tỷ đồng, cao hơn 15.600 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2023 (78.300 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn đạt 22.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nào có khả năng hưởng lợi từ "bước ngoặt" Quy hoạch Điện VIII? Theo VNDirect, việc ban hành Quy hoạch Điện VIII đã làm rõ hơn bức tranh ngành điện Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, mở ra cơ hội tăng trưởng tươi sáng cho các doanh nghiệp nhóm ngành này. |
Phát triển điện khí LNG: Nhưng câu hỏi cho bài toán khó Theo Quy hoạch điện VIII, điện khí LNG ở Việt Nam sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung điện trong tương lai. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch này thì trước mắt vẫn còn rất nhiều việc phải làm. |