Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Chưa bao giờ công tác dự báo về tình hình kinh tế lại khó như bây giờ
Giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa tăng trưởng kinh tế |
TS Nguyễn Đức Thành: Giảm thuế cho doanh nghiệp tốt hơn là tung gói cứu trợ |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương trả lời câu hỏi của PV tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 |
Trả lời câu hỏi của PV về dự báo của Bộ KH&ĐT về những dự báo về tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2020 khi dịch COVID-19 đang có diễn biến xấu đi trong thời gian gần đây, ông Trần Quốc Phương Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết: "Chưa bao giờ công tác dự báo về tình hình kinh tế lại khó như bây giờ. Quá nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là dịch bệnh. Nhiều kế hoạch, dự báo như thời điểm mở cửa, tăng trưởng của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đều đổ vỡ. Với những biến đổi liên tục như vậy, thì không chỉ công tác dự báo trong nước mà cả những tổ chức quốc tế uy tín đều gặp nhiều khó khăn".
Trong tháng 6 vừa qua báo cáo của Bộ KH&ĐT cũng đã đưa ra cảnh báo nếu chúng ta bị 1 đợt sóng COVID-19 lần 2 như đợt 1 đã diễn ra thì tác hại đối với nền kinh tế là rất lớn, ông Phương nhấn mạnh.
Đầu năm, Chính phủ đã áp dụng giãn cách xã hội khoảng 20 ngày. Khi đó, hoạt động này gây ra tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh. Tăng trưởng quý II đạt rất thấp với mức 0,3%".
Tuy nhiên, ở đợt hai này, có những điểm khác so với đợt đầu năm khi Thủ tướng và Chính phủ đã chỉ đạo không để dịch lây lan rộng. Chính phủ chỉ áp dụng giãn cách xã hội, khoanh vùng dịch ở những địa bàn có nguy cơ; tập trung mọi lực lượng để thực hiện "mục tiêu kép" là vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.
Kinh tế và thương mại toàn cầu thời gian tới được dự báo không mấy khả quan, rơi vào suy thoái. Mặc dù vậy, các tổ chức quốc tế, những định chế tài chính lớn đều đánh giá khá lạc quan về Việt Nam. Ngân hàng Thế giới nhận định, kinh tế Việt Nam dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 với mức tăng 2,8% và lên 6,8% trong năm 2021. Tạp chí The Economist nhận định Việt Nam là nơi “trú ẩn” ưa thích của nhiều nhà đầu tư thế giới, đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. |
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá, sau khi dịch bùng phát lần 2 tại Đà Nẵng, dễ dàng nhận thấy dịch đã tác động rất mạnh đến ngành du lịch và tận tải hành khách. Không chỉ Đà Nẵng mà nhiều khu du lịch trong cả nước đã đón nhận làn sóng "hủy tour, hủy chuyến".
Mặc dù trong tháng 7 vừa qua theo đánh giá sơ bộ là ngành du lịch đang có những tăng trưởng đáng khích lệ. Tuy nhiên, mới hồi phục được 1 tháng đã bị tác động ngay lập tức.
"Ngay sau khi dịch bùng phát, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trong bộ khẩn trưởng khởi động lại các quá trình nghiên cứu để đưa ra các dự báo. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là cùng với các bộ ngành khác để xây dựng các kịch bản chi tiết phục vụ cho công tác điều hành của Chính phủ. Khi nào có các kịch bản dự báo cụ thể thì chúng tôi sẽ công bố", ông Phương chia sẻ.
Giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa tăng trưởng kinh tế Đây là giải pháp đáng chú ý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Nguyễn Chí Dũng để thực hiện ‘mục tiêu kép’ tại ... |
Thủ tướng: Không tô hồng con số thống kê nhưng cũng không được bôi đen, bỏ sót Thủ tướng đồng ý với ý kiến của Tổng cục Thống kê, khi các cơ quan cần ngồi lại với nhau để kết nối, thống nhất ... |
TS Nguyễn Đức Thành: Giảm thuế cho doanh nghiệp tốt hơn là tung gói cứu trợ Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trong trường hợp của Việt Nam, việc chủ động ... |