Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải nguyên nhân mặt bằng lãi suất năm 2022 ở mức cao
Môi trường lãi suất thấp có khiến nhà đầu tư trở lại thị trường chứng khoán?
Mặc dù số tài khoản mở mới về mức đáy trong hơn 3 năm nhưng thanh khoản thị trường lại bất ngờ được cải thiện, với môi trường lãi suất thấp sẽ khuyến khích các nhà đầu tư quay trở lại thị trường chứng khoán.
|
Sau hạ lãi suất điều hành, Nhà điều hành tiếp tục bơm ròng hơn 48 nghìn tỷ đồng vào hệ thống
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 48,4 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở, qua đó tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống.
|
Sáng nay 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã giải trình trước Quốc hội về vấn đề lãi suất, điều hành room tín dụng.
Theo Thống đốc, trong năm 2022 và 2023, việc điều hành chính sách tiền tệ trong một bối cảnh đầy khó khăn, thách thức và có rất nhiều những diễn biến mới phức tạp hơn, khó khăn hơn và khó lường hơn so với thời điểm mà Quốc hội và Chính phủ ban hành nghị quyết. Trong khi chính sách tiền tệ cũng được giao khá nhiều nhiệm vụ và những nhiệm vụ này khó có thể đạt được cùng một lúc.
Và trong điều kiện đó, NHNN đã kiên định xuyên suốt với mục tiêu là giữ đại cục, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và theo dõi sát diễn biến, tình hình để quyết định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để ứng phó linh hoạt.
“Đối với điều hành lãi suất, có thể nói rằng nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn từ trước tới nay và Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo và NHNN cũng rất mong muốn và quan tâm điều đó.
Tuy nhiên, điều hành lãi suất thì cũng cần phải được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được đại cục về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng”, Thống đốc nhấn mạnh.
Lý giải nguyên nhân năm 2022 chúng ta phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn, Thống đốc cho biết, lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh trong khi ở trong nước, mặc dù lạm phát bình quân tăng 3,15%, tuy là thấp so với mục tiêu nhưng vẫn cao hơn so với mức 1,84% năm 2021.
Đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022 thì lạm phát đang có xu hướng tăng nhanh từng tháng và đến cuối năm thì lạm phát so với cùng kỳ đã ở mức khoảng 5%. Đáng chú ý, lạm phát cơ bản bình quân đã khoảng 5% và cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của lạm phát năm 2021 là 0,84%. Chính vì như vậy mà điều hành không thể chủ quan với lạm phát.
Bên cạnh đó, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng đôla tăng giá rất mạnh.
Vào thời điểm tháng 9, tháng 10 năm ngoái, đồng Việt Nam áp lực mất giá lên đến 9-10%. Vì vậy, nếu chúng ta không có những giải pháp linh hoạt và đồng bộ thì khó có thể ổn định được mức tỷ giá chỉ mất giá 3,5% trong năm 2002.
“Ở thời điểm đó, điều hành thị trường này rất khó khăn và đồng chí Thủ tướng cũng cập nhật hằng ngày theo báo cáo của Thống đốc. Nếu chúng ta để đồng Việt Nam mất giá trên 10% thì điều gì sẽ xảy ra? Doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, bởi vì doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta thâm hụt hằng năm rất lớn và sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Nếu tỷ giá tăng cộng hưởng với mặt bằng giá thế giới tăng cao thì chi phí đầu vào sẽ tăng cao và chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao, chưa kể đến doanh nghiệp Việt Nam cũng vay một lượng lớn vốn nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên và sẽ rất khó khăn.
Cho nên, vấn đề này ít được nhắc đến mà tập trung chủ yếu đối với vấn đề lãi suất, khi ổn định được tỷ giá trở lại và với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát thì trong những tháng đầu năm NHNN đã rất quyết liệt và điều chỉnh 3 lần mức điều hành lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với cuối năm 2021”, Thống đốc nói.
Đối với điều hành tín dụng, Thống đốc cho biết, vào tháng 10 năm ngoái diễn ra sự kiện rút tiền hàng loạt tại SCB chưa từng có trong lịch sử và nguy cơ tác động lan truyền đến hệ thống ngân hàng rất lớn.
Trong bối cảnh đó, NHNN đã quyết định phải tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt phải đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng và đảm bảo chi trả cho người dân.
Theo đó, tất cả các giải pháp phải hướng đến câu chuyện đó, theo đó, không thể điều chỉnh room tín dụng vào thời điểm tháng 10. Sau khi thanh khoản ổn định trở lại thì NHNN mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.
“Với những diễn biến trong sự đổ vỡ của ngân hàng Mỹ vừa qua cũng như Credit Suisse cho thấy ưu tiên đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng của NHNN và Chính phủ là một điều hết sức đúng đắn và các cấp có thẩm quyền rất quan tâm”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu NHNN, những giải pháp, liều lượng chính sách và thời điểm được Nhà điều hành cân nhắc rất kỹ lưỡng, tất cả để hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống và tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân, không vì mục tiêu rằng nào khác.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Đã làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng
Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với C06 – Bộ Công an đối soát, làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia.
|
Phó thủ tướng: Các ngân hàng cần tiết giảm chi phí, thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý
Thực tế hiện nay có nhóm doanh nghiệp không dám vay vì sợ kinh doanh thua lỗ, có nhóm doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để vay vốn, nhưng không muốn vay vì đơn hàng giảm, hàng hóa tồn kho nhiều.
|