Thiêng liêng Tết Độc lập trong lòng kiều bào Lào
Tết Độc lập với nguyên Bộ trưởng sinh năm 1945 Được sinh ra vào những ngày mùa thu năm 1945, thời điểm Hồ Chủ Tịch khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ... |
Chùm ảnh: Đường phố Hà Nội rợp cờ hoa đón Tết Độc lập 2/9 Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9, khắp các góc phố, con đường Hà Nội đều rợp bóng cờ hoa, nhà nhà trang trọng treo ... |
Có những người Việt xa xứ tại Lào, dù nhiều thập niên đã trôi qua, nhưng ký ức về lần đầu tiên được dự kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam, hay còn gọi là "Tết Độc lập", vẫn vẹn nguyên trong tim, bởi với họ, đó là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất, vui nhất trong đời và chẳng thể nào quên.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), năm 1946, bà Nguyễn Thị Nương theo gia đình chuyển tới vùng Đông Bắc Thái Lan sinh sống khi mới 15 tuổi. Hai năm sau, bà lần đầu tiên được tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 do Hội Việt kiều tỉnh Nongkhai (Đông Bắc Thái Lan) tổ chức.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Sau 10 năm chuyển sang sinh sống tại Pháp, năm 1976, gia đình bà Nương lại trở về Lào định cư cho đến nay. Dù ở cái tuổi 89, được tham dự rất nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Tết Độc lập ở cả Lào, Thái Lan và Pháp, nhưng với bà Nương, lễ kỷ niệm Quốc khánh ngày mùng 2/9/1948 vẫn là sự kiện ghi dấu ấn đặc biệt của niềm vui sướng, tự hào khiến bà nhớ mãi.
Chia sẻ những ký ức về mùa Thu năm ấy, bà Nương không khỏi xúc động, bồi hồi. Bà nhớ lại, ngay từ hôm trước, khi được thông báo ngày mai sẽ tổ chức mít tinh mừng Quốc khánh 2/9, bà con Việt kiều ở Nongkhai đã vô cùng sung sướng. Ai nấy đều nô nức chuẩn bị, đám thanh niên là vui nhất, cả đêm không ngủ vì háo hức bàn tán, tranh luận và hình dung xem không khí ngày mai thế nào.
Hơn 70 năm đã trôi qua, song bà Nương cảm thấy như vẫn đang sống trong ngày mít tinh hôm đó, bà con tham dự rất đông, mọi người đủ tầng lớp, già trẻ đều kéo nhau đến đủ, ai nấy đều lâng lâng cảm giác tự hào, sung sướng khó tả khi nhắc đến hai từ "Việt Nam". Đặc biệt khi được cán bộ giải thích về ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc khánh, ý nghĩa của việc từ ngày 2/9/1945, chúng ta đã có tên nước, người Việt chúng ta sẽ không còn là người của "Liên bang Đông Dương thuộc Pháp", mà sẽ là công dân của Việt Nam, một quốc gia độc lập, có tên trên bản đồ thế giới, tất cả mọi người tham dự đều dâng lên một cảm giác tự hào, nghẹn ngào đến khó tả. Khi cán bộ hô “Việt Nam muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”, đám đông cùng đồng lòng hô nhắc lại “Việt Nam muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!” trong niềm xúc động dâng trào.
Tiếng hô vang dậy, ai nấy đều cảm thấy vô cùng hãnh diện, vô cùng tự hào vì được là con dân của Nhà nước Việt Nam. Theo bà Nương, nhiều tuần sau lễ mít tinh mừng Quốc khánh năm 1948, đi đâu gặp nhau, bà con Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan cũng chỉ kể về chủ đề Tết Độc lập, kể mãi, nói mãi mà vẫn không hết chuyện.
Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, sáng 2/9/1995. Ảnh tư liệu: TTXVN |
Với bà Lý Bích Ảnh, một Việt kiều sinh sống tại Lào, thì do hoàn cảnh lịch sử, phải mãi đến năm 1976, bà và cộng đồng người Việt ở thủ đô Viêng Chăn mới lần đầu tiên được dự lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 do Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tổ chức. Đến nay, đã 44 năm trôi qua, nhưng bà Ảnh vẫn nhớ như in không khí đặc biệt nô nức, niềm tự hào vô bờ bến toát trên khuôn mặt của hàng trăm bà con đủ mọi lứa tuổi khi cùng đến Đại sứ quán Việt Nam tại Lào dự lễ kỷ niệm.
Theo bà Ảnh, không khí hôm đó vô cùng náo nức và phấn khởi, bởi mọi người hiểu rằng, đất nước đã được thống nhất, từ nay, họ có thể về thăm Hà Nội, thăm Thành phố Hồ Chí Minh và mọi miền của đất nước mà không phải sợ bom đạn. Mọi người chẳng ai bảo ai, cứ nhà nào có thực phẩm gì có thể nấu nướng được thì đem lên Đại sứ quán, tất cả vừa cùng nấu ăn, vừa nhảy múa và ca hát, những bài hát về Hồ Chủ tịch, về giải phóng miền Nam và giải phóng Điện Biên Phủ.
Với thế hệ trẻ sau này, dù không được hưởng không khí náo nức khi lần đầu tiên được dự Quốc khánh như các thế hệ đi trước, tuy nhiên, với những người như anh Lê Anh Đức, một Việt kiều sinh sống tại thủ đô Viêng Chăn, được tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh hằng năm vẫn là niềm vinh dự và tự hào to lớn của người Việt xa xứ nói chung và người Việt ở Lào nói riêng.
Đây cũng là dịp để bà con đoàn tụ, cùng ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, cùng tự hào chúng ta là người Việt Nam. Điều đó không chỉ giúp tăng cường tình đoàn kết và sự gắn bó giữa các thế hệ kiều bào, mà ngày Tết Độc lập 2/9 còn mang một ý nghĩa thiêng liêng, để những người con đất Việt, dù sinh sống ở Lào hay bất cứ nơi đâu, luôn hướng về quê hương, Tổ quốc, luôn hướng về đất mẹ thân yêu.
Tết Độc lập trong đời sống của đồng bào Vân Kiều Từ rất lâu rồi, truyền thống vui đón Tết Độc lập (Quốc khánh 2-9) của người Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao ... |
Lần đầu tiên một kiều bào tại Lào được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cụ Trần Văn Mỳ là kiều bào đầu tiên tại Lào được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. |