Thị trường Việt Nam tiềm năng cho làn sóng đầu tư lĩnh vực Fintech ASEAN
Kiều hối được xem là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, với nhu cầu ngày một tăng của nhiều người lao động, du học sinh, Việt kiều đang sinh sống tại nước ngoài. Đó chính là cơ hội cho nhiều công ty fintech phát triển thị trường nhờ vào lợi thế công nghệ.
Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia có số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam đông đảo hàng đầu châu Á, chính vì vậy, nhu cầu chuyển tiền từ những quốc gia này về Việt Nam và ngược lại cũng phát triển đồng hành. Tuy nhiên từ trước đến nay, chuyển tiền giữa các quốc gia thường tương đối phức tạp với nhiều yêu cầu xác minh cũng như phí chuyển còn cao so với đối tượng người lao động, du học sinh.
Trong số các nước ASEAN, Singapore tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu với việc các công ty Singapore đã nhận được tổng cộng 1,6 tỷ USD nguồn đầu tư và chiếm gần một nửa trong số 167 thỏa thuận.
Indonesia đứng thứ hai, với 904 triệu USD nhận được. Đứng thứ ba là Việt Nam, với việc các công ty start-up đã nhận được 375 triệu USD và có hai vòng gọi vốn lớn.
Báo cáo Công nghệ Tài chính trong ASEAN 2021 mới đây (ngày 10/11/2021) của ngân hàng UOB, công ty kế toán PwC Singapore và Hiệp hội Fintech Singapore (Xin-ga-po, SFA) công bố cho thấy các nguồn tài trợ cho những công ty khởi nghiệp (start-up) về công nghệ tài chính (fintech) trong khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ USD trong giai đoạn tháng 1-9/2021, so với con số khoảng 1,1 tỷ USD cả năm 2020.
Báo cáo cho biết có 167 thỏa thuận, trong đó gồm 13 vòng gọi vốn giá trị lớn (vòng gọi vốn trên 100 triệu USD), đã chiếm khoảng 2 tỷ USD, tương đương 57,1% tổng các nguồn đầu tư.
Các công ty start-up fintech đang trong giai đoạn gọi vốn cuối cùng (vòng gọi vốn Series C) trở lên đã nhận được sự quan tâm nhất của nhà đầu tư, với việc chiếm 10 trong số 13 vòng gọi vốn lớn nói trên.
Điều này cho thấy một cách tiếp cận thận trọng hơn và tránh rủi ro của các nhà đầu tư để hỗ trợ các công ty start-up có cơ hội cao hơn để phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19.
Lĩnh vực thanh toán ghi nhận nguồn đầu tư lớn nhất do việc áp dụng các hình thức thanh toán kỹ thuật số gia tăng đột biến trong khu vực ASEAN, cùng với việc các nhà đầu tư đặt thêm niềm tin vào lĩnh vực này.
Lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 244% trong năm 2021, đạt con số 1,9 tỷ USD, tăng mạnh từ mức 562 triệu USD trong năm 2020.
Lĩnh vực công nghệ đầu tư và công ty về tiền điện tử lần lượt đứng thứ hai và thứ ba trong số các lĩnh vực nhận được nhiều nguồn đầu tư nhất.
Các công ty về công nghệ đầu tư đã nhận được nguồn vốn cao kỷ lục là 457 triệu USD trong năm nay, tăng gấp gần 6 lần so với con số 77 triệu USD năm ngoái.
Theo một cuộc khảo sát do UOB, PwC và SFA tiến hành vào tháng 9/2021 với hơn 3.000 người đến từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thì cứ 10 người tiêu dùng ASEAN sẽ có 6 người sử dụng các công cụ kỹ thuật số như tư vấn tự động hoặc các nền tảng môi giới trực tuyến để tiến hành đầu tư.
Trong khi đó, các công ty về tiền điện tử đã nhận được 356 triệu USD đầu tư trong năm nay, tăng hơn 5 lần so với con số 68 triệu USD năm 2020. Cuộc khảo sát của UOB, PwC và SFA nói trên cũng cho thấy rằng 9 trong số 10 người tiêu dùng ASEAN đã bắt đầu hoặc có kế hoạch sử dụng các đồng tiền điện tử và các đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương. Thị phần các công ty về tiền điện tử trong khu vực trong lĩnh vực fintech được dự báo sẽ tăng trưởng hơn nữa.
Trái ngược lại, báo cáo cũng cho thấy đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua lĩnh vực cho vay thay thế - các khoản cho vay không phải do các định chế tài chính truyền thống thực hiện-đã bị đẩy ra ngoài ba vị trí nhận được nhiều nguồn đầu tư nhất.
Nguyên nhân được cho là do người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vực đầu tư kỹ thuật số và tiền điện tử. Tổng cộng đã có 107 công ty fintech mới được thành lập trong năm nay, năm 2020 là 278 và năm 2019 là 411 công ty.
Thông qua việc sử dụng các công nghệ Fintech hiện đại, các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam cũng ngày càng đảm bảo an toàn, minh bạch và hợp pháp, được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối cũng như các quy định về phòng chống rửa tiền. Đây chính là lợi thế của các fintech tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
"Chúng tôi thường hướng dẫn học viên sử dụng những dịch vụ chuyển tiền hợp pháp, hiện đại để chuyển tiền về cho gia đình tại Việt Nam", ông Akihiro Shimizu - Đại diện Trung tâm Trung tâm đào tạo kỹ năng lao động JATEO, Chiba, Nhật Bản chia sẻ.
Theo số liệu từ ngân hàng thế giới, năm 2020, Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về lượng kiều hối chuyển về với 15,7 tỷ USD, đây luôn được xem là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế cũng như giúp nền kinh tế giảm sự phụ thuộc vào dòng vốn nước ngoài. Với nhu cầu có thực của người dân và sự phát triển của công nghệ, việc nhập cuộc mạnh mẽ của các Fintech từ Hàn Quốc, Nhật Bản, vốn là những thị trường tài chính hàng đầu thế giới, sẽ ngày càng củng cố thêm dự trữ ngoại hối của Việt Nam, cũng như đáp ứng nhu cầu giao dịch cho nhiều người Việt xa quê hương.
Lĩnh vực trung gian thanh toán có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư Theo thống kê, hiện nay có khoảng trên 100 DN fintech đang hoạt động, chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, tài chính cá nhân... Lĩnh vực trung gian thanh toán tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng, phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn. |
Việt Nam đóng góp vật tư y tế trị giá 5 triệu USD cho ASEAN Với nội dung chống COVID-19 và phục hồi kinh tế là ưu tiên tại Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38, 39 và các hội nghị liên quan, Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ đã cam kết hỗ trợ vật tư và tài chính trị giá nhiều triệu USD cho khu vực. |
Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN Nhận lời mời của Quốc vương Brunei, Chủ tịch ASEAN năm 2021, Hasanal Bolkiah, từ ngày 26-28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN. |