Thêm một startup dược phẩm Việt nhận vốn đầu tư lớn từ quỹ ngoại
Các quỹ đầu tư tiếp tục "rót" mạnh tiền vào startup chăm sóc sức khỏe Chỉ tròn một tháng qua, 2 startup Việt trong lĩnh vực công nghệ y tế liên tiếp đã gọi vốn thành công với số tiền từ hàng triệu USD...Điều này tái hiện diễn biến sôi động của hoạt động đầu đầu tư vào lĩnh vực này đầu năm 2022. |
Startup dạy lập trình MindX gọi vốn thành công 15 triệu USD vòng Series B Sau hơn 1 năm kể từ khi nhận được khoản đầu tư 3 triệu USD vòng Series A, MindX - một startup trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (Edtech) của Việt Nam vừa tiếp tục huy động thành công 15 triệu USD vòng series B do quỹ đầu tư Kaizenvest của Singapore dẫn dắt. |
Buymed - một startup thương mại điện tử ngành dược tại Việt Nam vừa công bố gọi vốn thành công 51,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, dẫn đầu bởi UOB Ventures Management. Thương vụ cũng có sự tham gia của một số nhà đầu tư khác bao gồm US International Development Finance Corporation (DFC), Smilegate Investment và Cocoon Capital.
Startup này được thành lập vào năm 2018 bởi các ba nhà sáng lập Hoàng Nguyễn, Peter Nguyễn và Vương Đình Vũ - vận hành một trang web thương mại điện tử B2B (thuocsi.vn) giúp kết nối các nhà sản xuất dược phẩm, nhà phân phối và phòng khám.
Cũng như một số đơn vị khác trong ngành, startup này giúp đơn giản hóa quy trình mua sắm và đảm bảo các sản phẩm chất lượng cao kèm giá cả cạnh tranh cho khách hàng mua thuốc và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Theo Tech in Asia, dòng vốn mới từ lần huy động này sẽ được Buymed dùng để nâng cao nền tảng và cơ sở hạ tầng của công ty, mở rộng dịch vụ và cung cấp các phương thức phân phối thuốc cũng như dịch vụ sức khỏe.
Trước đó, vào năm 2019, startup này đã huy động thành công 500 nghìn USD ở vòng hạt giống. Sau đó là 2,5 triệu USD ở vòng pre-series A. Và gần nhất, vào đầu năm 2021 là 9 triệu USD ở vòng Series A. Với số vốn mới huy động được ở vòng Series B, Buymed đã nâng tổng số vốn huy động được qua các vòng lên tới 63,5 triệu USD.
Ba nhà đồng sáng lập Buymed: Vương Đình Vũ, Peter Nguyễn và Hoàng Nguyễn (từ trái qua phải). |
Với khoảng 20.000 khách hàng hoạt động hàng tháng, startup này cho rằng mình đang trở thành "cầu nối" hỗ trợ các công ty sản xuất, phân phối dược phẩm với 35.000 nhà thuốc, phòng khám tại 63 tỉnh, thành toàn quốc.
Từ nhà kho đầu tiên xây dựng tại TP.HCM, BuyMed hiện cũng đã mở rộng thêm kho ở Hà Nội và Bình Dương với tổng diện tích là 18.000m2 để đảm bảo quá trình xử lý đơn hàng diễn ra thuận lợi nhất, phục vụ cho hơn 30.000 khách hàng trên cả nước, trong đó có hơn 17.000 khách hàng đặt hàng thường xuyên mỗi tháng.
Các quỹ đầu tư mạnh tay "rót" tiền vào startup chăm sóc sức khỏe
Với thương vụ vừa hoàn thành của Buymed - chỉ trong vòng hai tháng, liên tiếp hai startup Việt lĩnh vực healthtech (công nghệ y tế) đã gọi vốn thành công với số tiền từ hàng triệu với hàng chục triệu USD...; tái hiện diễn biến sôi động của hoạt động đầu đầu tư vào lĩnh vực này đầu năm 2022.
Trước đó, hôm 13/3 vừa qua, Medigo - startup Việt khác trong lĩnh vực healthtech với trụ cột là ứng dụng tư vấn sức khỏe, hỗ trợ dịch vụ giao thuốc 24/7 và dịch vụ xét nghiệm tại nhà... cũng đã thông báo huy động thành công 2 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A từ các quỹ ngoại.
Trong ba năm qua, Medigo đã phát triển được hơn 500.000 người dùng bằng cách cung cấp dịch vụ giao thuốc theo yêu cầu 24/7 bằng cách kết nối người dùng với các hiệu thuốc có gần đó và giao thuốc trong vòng 20 phút.
Startup này hiện có khoảng 1.000 đối tác dược phẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM - ba thành phố lớn nhất của Việt Nam; cũng như sẽ bắt đầu mở rộng sang các thành phố khác như Bình Dương, Vũng Tàu hay Hải Phòng trong năm nay.
Ứng dụng Medigo trên smartphone. |
Năm 2022, thị trường này cũng đã chứng kiến nhiều thương vụ đình đám ngay từ đầu năm như: EastBridge Partners - Tập đoàn đầu tư lớn của Hàn Quốc có quy mô vốn 1 tỷ USD hoàn tất thương vụ đầu tư 30 triệu USD vào USM Healthcare vào tháng 2. USM Healthcare là nhà phát triển và sản xuất stent mạch vành duy nhất ở Việt Nam, cùng với ống thông bóng và vật tư y tế.
Kế đến, đầu tháng 3/2022, Jio Health - một startup khác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam công bố hoàn tất vòng gọi vốn Series B trị giá 20 triệu USD do quỹ đầu tư Heritas Capital, có trụ sở tại Singapore dẫn đầu và các nhà đầu tư Fuchsia Ventures, Kasikorn Bank Group, Monk's Hill Ventures.
Qua ứng dụng Jio Health trên smartphone, nền tảng này đã hỗ trợ các y, bác sỹ thăm khám và chăm sóc bệnh nhân mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện hơn.
Cùng thời điểm, POC Pharma - startup này đã gọi vốn thành công 10,3 triệu USD trong vòng Series A do quỹ Alven dẫn đầu, cùng Picus Capital, FEBE Ventures và FJ Labs.
Nguồn vốn mới sẽ được POC Pharma sử dụng để đẩy nhanh việc triển khai các giải pháp tiếp thị kỹ thuật số cho ngành dược phẩm, đồng thời mở rộng thị trường sang các quốc gia trong khu vực...
Theo Vietnam Report, thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và dược phẩm Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn gia tăng nhanh chóng với định giá 16,2 tỷ USD, chiếm 6% GDP ở năm 2020. Trong đó, tổng chi tiêu cho y tế nói chung đã tăng từ 16,1 tỷ USD năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021, dự kiến đạt 23,3 tỷ USD năm 2025 và lên tới 33,8 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2020-2030 là 7,6%. |
Diễn đàn Mekong Startup 2022: Hướng tới tương lai phát triển xanh bền vững Chiều 20/12, tại Đồng Tháp, diễn ra Diễn đàn Mekong Startup - lần I năm 2022 với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp” sự kiện do UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức. |
Startup Việt chinh phục thị trường Nhật Bản Từ những cửa hàng phục vụ cho cộng đồng người Việt ở Nhật Bản, những startup của người Việt đã khởi nguồn và gặt hái được thành công trên đất nước Mặt trời mọc, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của người Việt ở nước sở tại. |