Thêm một cầu nối hợp tác giáo dục Việt Nam - Pháp
Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. |
Sau khi hoàn thiện các hồ sơ, thủ thục và xin phép các cấp có thẩm quyền, ngày 20/01/2024, Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp (Hội) đã ký quyết định thành lập Chi hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thiệp, Phó Chủ tịch Hội đã đọc và trao quyết định này. Ông Thiệp cho biết, việc thành lập Chi hội mới rất sáng suốt và kịp thời, đáp ứng các ưu tiên hoạt động của Hội và phù hợp vs trọng tâm công tác của nhà trường. Điều này cũng nhận được sự ủng hộ không chỉ của Trung ương Hội mà còn của các Chi hội tại các trường Đại học khác, đặc biệt là các trường có ngành đào tạo tiếng Pháp và ngành Y.
Ông Nguyễn Thiệp, Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp. |
Theo ông Trần Đức Minh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, thời gian qua, trường luôn nỗ lực trong việc tăng cường tình hữu nghị hợp tác Việt - Pháp thông qua việc tham gia tất cả những hoạt động của Văn phòng đại diện Khối Pháp ngữ Việt Nam (BRAP) và Cơ quan đại diện các trường Đại học của Khối Pháp ngữ tai Hà Nội (AUF).
Việc được thành lập Chi hội mới tại trường sẽ tạo cơ hội để trường tiếp tục các hoạt động củng cố và phát triển quan hệ hai nước vì hòa bình, hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội. Sắp tới trường sẽ mở các lớp đào tạo tiếng Pháp cho sinh viên nhằm khuyến khích, mở rộng việc học tiếng Pháp trong trường. Đồng thời, xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo tiếng Việt cho người Pháp tại Việt Nam.
“Hàng năm, trường vẫn gửi hàng trăm sinh viên tới các trường đại học nước ngoài như Đài Loan, Singapore, Hoa Kỳ… Hy vọng trong những năm tiếp theo, nhiều sinh viên và thầy cô của trường sẽ được gửi sang Pháp đào tạo góp phần phát triển, mở rộng quan hệ giữa hai nước”, ông Trần Đức Minh nói.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết, hợp tác trong việc nghiên cứu khoa học cũng như đào tạo đại học giữa Việt Nam và Pháp rất quan trọng bởi thông qua đó đào tạo ra những sinh viên - những người trong tương lai sẽ trở thành đầu mối kết nối giữa 2 dân tộc trên tất cả các lĩnh vực.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet. |
Hiện có 54 chương trình đào tạo theo kiểu Pháp, được cấp bằng của Pháp được cấp bằng đào tạo tại Việt Nam. Với ưu thế chất lượng đào tạo tốt, chi phí đào tạo rẻ hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, hàng năm có khoảng 1500 sinh viên Việt Nam sang Pháp du học. Đại sứ Olivier Broche đánh giá, việc trường mở các lớp đào tạo tiếng Pháp sẽ là hành trang ngôn ngữ để các em sinh viên tiếp cận các khóa đào tạo cao hơn tại Pháp sau này.
“Đại sứ quán sẽ tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu, tư vấn cho các cán bộ nhân viên, các thầy cô cũng như các bạn sinh viên trong trường về cơ hội học tập tại Pháp thông qua nhiều chương trình học bổng. Đồng thời giới thiệu các cơ hội thực tập nội trú cho các sinh viên ngàng Y đang học tập tại trường. Mong rằng các hoạt động sẽ diễn ra thiết thực, hiệu quả giúp Chi hội phát triển mạnh mẽ”, Đại sứ Olivier Broche khẳng định.
Tuần hàng vinh danh Tết Nguyên đán Việt Nam tại Pháp Tết, Chúc mừng năm mới… những dòng chữ, hình ảnh cờ đỏ sao vàng tiếp tục hòa quyện vào dòng người mua hàng đến và rời Carrefour. Bước sang năm thứ 3 liên tiếp, có lẽ nhiều người tiêu dùng Pháp đã nhận ra chữ “Tết”. |
Việt Nam và Grenoble (Pháp) tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa Từ ngày 17 - 20/2, trong khuôn khổ hoạt động xúc tiến hợp tác và tăng cường tình hữu nghị với các địa phương của Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã thăm và làm việc tại thành phố Grenoble kết hợp thăm hỏi cộng đồng người Việt nhân dịp Tết nguyên đán. |