The ASEAN Post đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020
Hungary đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungari Szijjártó ... |
Việt Nam tích cực và trách nhiệm trong hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN Những năm gần đây, Việt Nam ghi dấu ấn sâu đậm với bạn bè quốc tế và khu vực về một môi trường hòa bình, ... |
Bài viết được đăng trên The ASEAN Post. |
Bài viết nêu rõ Việt Nam đã tham gia tích cực vào tổ chức khu vực này ngay từ khi gia nhập năm 1995, với mục đích tập hợp tất cả các nước Đông Nam Á, thúc đẩy hòa bình, tự do và thịnh vượng trong khu vực.
Theo bài viết, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc thể hiện vai trò một nhà lãnh đạo hiệu quả, đặc biệt với việc chủ động ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, chính sách chống biến đổi khí hậu và sự ổn định chính trị. Nhiều chuyên gia đã đánh giá cao sự dẫn dắt của Việt Nam trong tình hình thực tế tại ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. |
Cụ thể, Việt Nam đã đạt được mục tiêu hành động về khí hậu của Liên hợp quốc, trong khi Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore đang bị rớt lại phía sau giống như hầu hết các quốc gia châu Âu. Mục tiêu Phát triển bền vững SDG13 của LHQ là hành động vì khí hậu. Theo đó, các quốc gia phải đạt được 5 mục tiêu, bao gồm các biện pháp cắt giảm lượng khí thải carbon và đầu tư vào khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Báo cáo Phát triển bền vững năm 2020, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đã đạt được SDG 13. Việt Nam đang đi trước phần còn lại của Đông Nam Á khi thúc đẩy sự phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo.
Báo cáo năm 2019 của hãng tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey có tiêu đề: “Tìm kiếm một con đường khác cho tương lai năng lượng Việt Nam” cho rằng Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, với 4-5 kWh năng lượng mặt trời/m2 và 3.000 km bờ biển với lượng gió ổn định trong khoảng 5,5-7,3 mét/giây, thuận lợi cho sản xuất điện Mặt Trời và điện gió.
Ngay cả trong những thời điểm khó khăn bất thường như bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, Việt Nam vẫn thể hiện khả năng ứng phó xuất sắc, khi chính phủ đã công bố các biện pháp cắt giảm thuế, hoãn thuế và tiền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp; luật đầu tư của Việt Nam đã được sửa đổi theo hướng có lợi hơn cho các nhà đầu tư thông qua việc cắt giảm các thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Việt Nam đã kiềm chế tốt đại dịch và đang tập trung phát triển kinh tế |
Kết quả là hơn 12 tỷ USD vốn FDI đã được đăng ký trong khoảng thời gian từ tháng 1-4/2020.
Với dòng vốn đầu tư vẫn đang gia tăng chưa từng thấy, Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á. Trong 4 năm qua, khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư đã được rót vào lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã phê chuẩn một thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt với Liên minh châu Âu (EU): Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vào ngày 29/6/2020.
Từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ cắt giảm dần phần còn lại trong vòng 7 năm tới. Đổi lại, Việt Nam sẽ dỡ bỏ 49% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu của EU và sẽ loại bỏ dần phần còn lại trong vòng 10 năm tới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất siêu hơn 9,9 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm qua. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tích cực trong năm nay.
Kinh tế Việt Nam đã đạt kết quả khả quan trong quý 3/2020, với mức tăng trưởng 2,6% nhờ các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước).
Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 2,95% và dịch vụ tăng 2,75%. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cả năm 2020 dự kiến sẽ ở mức 2,9%.
Bài viết cũng đánh giá rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định ở Đông Nam Á, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực phải đối mặt với không ít khó khăn do đại dịch Covid-19 bùng phát, tác động xấu tới kinh tế.
Thành công của chiến lược chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam, trong đó tập trung vào các kinh nghiệm ứng phó với các dịch bệnh tương tự trong quá khứ, đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Theo bài viết, là ngôi sao đang lên của Đông Nam Á, Việt Nam có thể đóng góp làm thay đổi môi trường an ninh của ASEAN và cùng Indonesia dẫn dắt hiệp hội đi đúng hướng theo các mục tiêu riêng, cũng như các mục tiêu chung của tất cả các quốc gia thành viên, vượt qua những cơn bão đang đến trong thế giới hậu đại dịch Covid-19.
Triển lãm về trang phục truyền thống 10 nước ASEAN |
Tọa đàm “ASEAN – Gắn kết và thích ứng với tình hình mới": Nội khối cần đoàn kết |
Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEA |