Thay đổi các chuẩn mực xã hội đối với lựa chọn giới tính khi sinh
Bộ Y tế ban hành công văn mới đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi Mới đây, Bộ Y tế ban hành Công văn số 4870/BYT-BM-TE gửi các cơ sở thực hiện hỗ trợ sinh sản trên toàn quốc về đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi. Công văn này thay thế cho công văn số 4606/BYT-BM-TE ngày 08/06/2021 về việc đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi. |
Phát động cuộc thi ảnh đẹp với chủ đề “Hòa bình trong tôi” Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 2021, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức cuộc thi ảnh đẹp với chủ đề “Hòa bình trong tôi”. |
Mục đích của cuộc thi là tôn vinh giá trị, vai trò của phụ nữ và trẻ em gái đối với gia đình và xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, từ đó góp phần giảm thiểu các thực hành có hại liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh.
Cuộc thi nằm trong hợp phần hoạt động “Xây dựng và triển khai các đề xuất truyền thông sáng tạo nhằm thay đổi các chuẩn mực xã hội đối với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới (GBSS) trên phạm vi toàn quốc”. Cuộc thi nhận được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Tác phẩm dự thi là ảnh hoặc tranh vẽ, về chủ đề vai trò, giá trị của phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trong gia đình và xã hội, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19.
Đối tượng dự thi là ông dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Người tham gia có thể dự thi cá nhân hoặc dự thi theo nhóm. Mỗi cá nhân/nhóm có thể dự thi nhiều tác phẩm.
Người dự thi gửi tác phẩm dự thi về cho Ban tổ chức theo địa chỉ email:cuocthitruyenthong@csaga.org.vn trong thời gian từ 01/09/2021 – 23h59 ngày 28/09/2021. |
Sau khi nhận được sản phẩm dự thi, Ban tổ chức sẽ kiểm tra, loại bỏ các tác phẩm không hợp lệ với quy định của cuộc thi và sẽ thông báo bằng email cho người dự thi. Tác phẩm không hợp lệ là các tác phẩm có yếu tố bất bình đẳng giới, định kiến giới, có hành động coi thường phụ nữ, đổ lỗi cho nạn nhân, hoặc không đúng chủ đề của cuộc thi.
Các bài dự thi đủ tiêu chuẩn sẽ được Ban tổ chức đăng tải trên fanpage CSAGA Việt Nam và thông báo cho thí sinh bằng email để kêu gọi cộng đồng bình chọn công khai.
Thời gian chấm giải từ 29/09/2021 – 03/10/2021. Lễ trao giải và triển lãm sẽ được tổ chức vào ngày 11/10/2021 – Ngày Quốc tế trẻ em gái.
Cơ cấu giải thưởng: một tác phẩm có thể đạt 2 giải, gồm giải Bình chọn từ cộng đồng mạng và giải từ Hội đồng chuyên môn do Ban giám khảo chấm. Tổng giá trị giải thưởng lên tới 65,000,000VND, bao gồm các giải sau: 1 giải nhất: 1 laptop trị giá 15,000,000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải; 2 giải nhì: Mỗi giải là 1 điện thoại di động trị giá 8,000,000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải; 3 giải ba: Mỗi giải là 1 máy tính bảng trị giá 5,000,000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải; 7 giải khuyến khích: Mỗi giải là 1 loa bluetooth trị giá 2,000,000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải; 1 giải tương tác dành cho tác phẩm có lượt tương tác cao nhất: 1 máy tính bảng trị giá 5,000,000VND và 1 giấy chứng nhận đạt giải.
Các tác phẩm đạt giải và có chất lượng sẽ được trưng bày trong Triển lãm tại Hà Nội vào tháng 10/2021.
Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới là một thực hành có hại xuất hiện từ những năm 1980 tại một số quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh bắt đầu xuất hiện rõ rệt trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.1 Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) vẫn ở mức sinh học bình thường vào năm 2000, nhưng đã tăng lên 110,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái vào năm 2009 và lên tới 111,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái vào năm 2019.
Trong khi đó, TSGTKS ở mức sinh học bình thường nằm trong khoảng 105 đến 106 trẻ em trai so với 100 trẻ em gái. 2 Nếu TSGTKS luôn duy trì ở mức 111, tỷ lệ dư thừa nam giới thanh niên (trong nhóm tuổi 20-39) sẽ tăng đều từ 3,5% vào năm 2019 lên gần 10% vào năm 2059. Ngay cả nếu TSGTKS giảm mạnh trong vòng 10 năm tới, tỷ lệ nam thanh niên dư thừa vẫn sẽ tăng trong 30 năm lên đến ngưỡng 8% và chỉ giảm sau năm 2049.
Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam là do việc lựa chọn giới tính theo tâm lý ưa thích con trai. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, nhiều người dân đã có nhận thức và hiểu biết đúng về công tác dân số nhưng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, muốn sinh nhiều con trai vẫn tồn tại trong suy nghĩ của không ít người dân, những bậc làm cha, làm mẹ do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Quan điểm phân biệt đối xử về vai trò giới tồn tại rõ nét trong các gia đình ở Việt Nam, như chỉ có con trai mới có thể duy trì dòng họ và thờ cúng tổ tiên, con trai sẽ ở cùng cha mẹ sau khi kết hôn, có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già hoặc con trai giữ gìn tài sản và thừa kế tốt hơn so với con gái... Những thực hành giới có hại này tạo nên tâm lý ưa thích con trai để có người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên và duy trì tài sản gia đình, dòng họ.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, chúng ta có hàng trăm, hàng nghìn các nữ bác sĩ, nữ cảnh sát, quân nhân, tình nguyện viên,... ngày đêm làm việc để mang lại sự bình yên cho đất nước. Không dừng lại ở đó, vẫn còn rất nhiều những người phụ nữ khác, âm thầm và lặng lẽ, hàng ngày đóng góp cho sự phát triển của gia đình và xã hội.
Đà Nẵng phát động cuộc thi cuộc thi sáng tác ảnh về môi trường và đa dạng sinh học TP Đà Nẵng phối hợp cùng với Báo Tài nguyên và Môi Trường phát động cuộc thi sáng tác ảnh về môi trường và đa dạng sinh học năm 2020 với chủ đề “Đà Nẵng - Hành động vì thiên nhiên”. |
Văn hóa, ẩm thực Việt Nam tỏa sáng qua cuộc thi nấu ăn giữa đại sứ quán các nước ASEAN tại Kazakhstan Vừa qua, tại thủ đô Nur-Sultan đã diễn ra Đêm văn hóa, ẩm thực ASEAN do Đại sứ quán Việt Nam-Chủ tịch luân phiên Ủy ban ASEAN tại Nur-Sultan chủ trì. Đây là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước trong cộng đồng ASEAN quảng bá hình ảnh với bạn bè quốc tế. |