Thanh toán điện tử vẫn chưa có nhiều đột phá tại Việt Nam
Trị giá thanh toán điện tử trong năm 2018 lên tới gần 5.000 tỷ USD Lấy khách hàng làm trung tâm để thúc đẩy tài chính toàn diện Thanh toán điện tử đang định hình lại thế giới như thế nào? (P2) |
Thanh toán điện tử vẫn chưa có nhiều đột phá |
Thông tin từ Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam cho thấy, năm 2018 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của hình thức thanh toán mới qua thiết bị mPOS, với 27.500 điểm chấp nhận thanh toán mPOS, tăng 99% so với năm 2017, chiếm 9% trong mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ toàn quốc. Năm 2018 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hình thức thanh toán mPOS, với 7 ngân hàng triển khai mPOS ra thị trường, trong đó có các ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV, Vietcombank...
Đồng thời, năm 2018 chứng kiến sự bùng nổ về số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán QR Code, với gần 58.000 điểm thanh toán, tăng 600% so với năm 2017. Bên cạnh đó, thanh toán trực tuyến (online eCom) trong năm 2018 đạt đến hơn 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, tổng giao dịch thanh toán qua hình thức QR Code chỉ là 70 tỷ đồng, tức mỗi điểm chấp nhận thanh toán QR Code chỉ đạt 1,2 triệu đồng, tính ra chưa đến 100.000 đồng mỗi tháng. Như vậy, QR Code đã phát triển rất nhanh vì không cần thiết bị, nhưng có vẻ chất lượng các điểm giao dịch thanh toán rất yếu nên giá trị thanh toán yếu. Khách hàng chưa mặn mà với hình thức thanh toán mới này.
Theo ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch tập đoàn NextTeck đáng giá: "Ở Việt Nam hiện nay, người dân vẫn chuộng "tiền tươi, thóc thật" hơn, đó là chưa tính đến việc cơ sở hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ đến mức ra đường chỉ cần có mỗi điện thoại di động. Mặt khác, người tiêu dùng thanh toán thẻ tín dụng còn được chậm nợ, chậm thanh toán, trả góp..., giúp chủ động về thời gian và nguồn tiền để trả nợ. Đây là những lý do chính khiến thanh toán điện tử chưa thực sự bùng nổ".
Cũng theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, việcthanh toán thẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là kênh phổ biến nhất. Thói quen sử dụng thẻ trong thanh toán điện tử nói chung của cả ngành đang tăng trưởng tốt, đặc biệt là giới trẻ, nhưng trong đó thẻ vật lý vẫn chiếm đa số. Trong thanh toán thẻ, thẻ quốc tế đang chiếm thế thượng phong. Điều này thể hiện ở việc thẻ quốc tế chỉ chiếm 13% tổng số thẻ đã phát hành trên thị trường với hơn 11 triệu thẻ, nhưng doanh số thanh toán chiếm đến 52% tổng thanh toán. Người tiêu dùng thanh toán quốc tế nhiều, thẻ nội địa không được sử dụng cho việc thanh toán.
Trị giá thanh toán điện tử trong năm 2018 lên tới gần 5.000 tỷ USD Thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung bình các ngân hàng xử lý khoảng 13 tỷ USD/ngày. |
Lấy khách hàng làm trung tâm để thúc đẩy tài chính toàn diện Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho rằng, để thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển thanh toán điện ... |
Thanh toán điện tử đang định hình lại thế giới như thế nào? (P2) Cách thức chi tiêu và tiết kiệm chưa từng thay đổi một cách nhanh chóng như thời điểm hiện tại. Ở một vài nơi trên ... |
Thanh toán điện tử đang định hình lại thế giới như thế nào?(P.1) Cách thức chi tiêu và tiết kiệm chưa từng thay đổi một cách nhanh chóng như thời điểm hiện tại. Ở một vài nơi trên ... |
Thanh toán điện tử sẽ minh bạch và đảm bảo chống tham nhũng Sáng nay 16/12, Diễn đàn thanh toán điện tử lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam chính thức khai mạc với sự tham ... |