Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
18:32 | 24/01/2023 GMT+7

Thăng hoa cùng thư pháp Việt

aa
Xin chữ, cho chữ là phong tục truyền thống mỗi dịp tết đến, xuân về của người Việt. Đây là nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc. Người xưa có câu “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”, nên thường vào mồng ba, mồng bốn tết là thời điểm thích hợp để giới trẻ xin chữ về treo. Cuộc sống hiện đại, nét đẹp này cũng được làm mới với những phong cách hoàn toàn khác biệt.
Người Việt tại Australia đưa thư pháp Việt ra thế giới Người Việt tại Australia đưa thư pháp Việt ra thế giới
Mỗi dịp Tết đến, hình ảnh các ông đồ cho chữ đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam.
Nơi ươm mầm cho hòa bình Việt Nam tại Pháp Nơi ươm mầm cho hòa bình Việt Nam tại Pháp
Trong 5 năm tiến hành đàm phán Hiệp định Paris từ 1968 đến 1973, ngôi nhà số 49 phố Cambacérès từng là nơi ở của Đoàn đại biểu Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Phong tục đẹp ngày tết

3 ngày tết, 7 ngày xuân với mỗi người Việt là thời điểm để khởi đầu cho nhiều dự định của một năm mới. Chính vì thế, ai cũng mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn trong năm mới. Tục xin chữ - cho chữ có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, họ trân trọng con chữ nên ngày xuân xin chữ như xin phúc, lộc, may mắn... để bắt đầu một năm mới an khang, thịnh vượng.

Chữ thể hiện lời chúc của người viết hoặc mong muốn của người xin, thường là sự an lành, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cháu thảo hiền... Thời xưa, cho chữ thường là những người có kiến thức, có học vị cao hoặc là nho sĩ hay chữ trong vùng. Người xin chữ phải chuẩn bị một lễ nhỏ, gồm cau trầu, trà thuốc đến để xin. Lúc này, tùy tâm tư, nguyện vọng của người xin mà thầy đồ sẽ cho chữ phù hợp. Những nét chữ được viết theo nhiều cách khác nhau, trong đó đẹp và được nhiều người yêu thích nhất vẫn là viết theo phong cách thư pháp.

Trải qua thời gian phát triển, với quan niệm “biết chữ là chìa khóa mở cánh cửa tương lai”... nên mỗi dịp tết, nét đẹp văn hóa này vẫn được người Việt duy trì và phổ biến trong những ngày đầu năm mới. Khác với ngày xưa, việc xin chữ bây giờ dễ hơn, không phải đi đến nhà thầy mà chỉ cần đến các “phố” ông đồ hoặc các điểm vui xuân, đón tết đều có thể xin được.

Tại Bình Phước - vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nét đẹp này lại càng có cơ hội lan tỏa và phát triển. Những ngày tết đến, xuân về, tại hội chợ hoa xuân, hình ảnh “ông đồ” trong trang phục áo dài, khăn đóng ngồi cho chữ đã trở nên quen thuộc với người dân. Thông thường, các chữ như “nhân”, “lễ”, “nghĩa”, “trí”, “bình an”, “hạnh phúc”… được xin nhiều. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển, chứa đựng nhiều ước vọng về một năm mới thuận lợi, may mắn và bình an trong gia đình. Anh Đinh Văn Phượng ở phường Long Phước, thị xã Phước Long cho hay: “Tôi có thói quen mỗi năm sẽ xin một chữ về đóng khung treo trong nhà. Tôi rất thích và trân trọng nét văn hóa độc đáo này của dân tộc”.

Đối với chị Trần Lê Thu Hiền ở phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, xin chữ đầu năm mang rất nhiều ý nghĩa. Không chỉ là ước nguyện cho năm mới, phong tục này còn là bài học về văn hóa cho các con. “Những năm gần đây, xin chữ từ các “ông đồ” dễ dàng hơn trước. Từ thời điểm có hội chợ hoa xuân (tầm 20 tháng Chạp) cho đến ra tết, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều “ông đồ” ngồi cho chữ. Tôi cũng tranh thủ đưa các con đi chơi, xin chữ, vừa du xuân vừa giáo dục thêm nét đẹp văn hóa truyền thống cho các con” - chị Hiền chia sẻ.

Nét đẹp ấm tình xuân

Đi cùng với văn hóa xin chữ là nghệ thuật viết thư pháp. Những dòng chữ mềm mại, uyển chuyển với câu chúc bình an, thịnh vượng cũng được nhiều người chọn làm quà tặng người thân vào dịp tết. Chính vì thế, công việc của các “ông đồ” như anh Đỗ Minh Khải, phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài dù ở thời 4.0 vẫn vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa. Gác lại công việc cuối năm, từ đêm 30 tháng Chạp đến hết mồng 3 tết, anh thường có mặt tại các ngôi chùa trên địa bàn thành phố Đồng Xoài để viết thư pháp tặng miễn phí người dân. Để những nét chữ nhận được sự yêu thích của khách hàng, anh trau chuốt, rèn luyện thêm nhiều cách thể hiện giúp nét chữ vừa có duyên vừa có hồn.

Thăng hoa cùng thư pháp, “ông đồ” Đỗ Minh Khải thường đi nhiều nơi để viết chữ tặng miễn phí cho mọi người. Với anh, đó chính là cách để giữ gìn và bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc

Trước khi viết, anh thường hỏi nhu cầu của người xin, sau đó theo thứ tự của khổ giấy, ở trung tâm sẽ viết chữ theo yêu cầu, 2 bên thường có 2 câu thơ và một số họa tiết minh họa.

"Ngày xuân, khi mình bày biện giấy, mực là người dân tập trung rất đông, xin nhiều chữ khác nhau. Ðiều đó cho thấy nét văn hóa độc đáo của dân tộc luôn được người dân đón nhận một cách đầy say mê và trân trọng. Có lẽ vì thế mà công việc này mang lại cho mình rất nhiều niềm vui, dù bận rộn thế nào thì đúng giờ, đúng ngày là “hành nghề” thôi", anh Đỗ Minh Khải, phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài.

Anh Khải tìm hiểu và biến tấu chữ viết trên nhiều nguyên liệu khác nhau. Thời điểm trước tết Nguyên đán, ngôi nhà nhỏ của anh không chỉ có giấy đỏ truyền thống mà còn ăm ắp lon bia, nước ngọt, trái dừa tươi, trái bưởi… để anh trang trí và viết thư pháp. Ví như trên mỗi lon bia, anh sẽ trang trí và viết một chữ thư pháp, đến lúc ghép các lon lại với nhau sẽ thành câu chúc như: “Xuân vinh hoa, tài lộc về”, “Tấn tài, tấn lộc”; “Cung chúc tân xuân”… Điều này cũng được anh thực hiện tương tự với trái dừa, dưa hấu hay bưởi… để trở thành những món quà xuân độc đáo, ý nghĩa và hiện đại.

Còn anh Trần Anh Dũng, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài dù không thường xuyên tham gia tại các “phố” ông đồ, hội chợ hoa xuân, nhưng thư pháp vẫn là một điều gì đó khiến anh mê mẩn và khó bỏ được. Vào dịp cuối năm khi sắp xếp được thời gian, anh lại viết thư pháp, đóng khung tặng người thân hoặc tri ân những người mê nét chữ của mình. “Để thăng hoa cùng thư pháp là một điều rất khó bởi người ta nói “Tâm bút hợp nhất” - khi viết phải tập trung cả ý chí và ngòi bút. Lúc đó, người viết thư pháp phải tập trung rất sâu, để chữ viết ra vừa đẹp trong mắt người xin và đẹp trong mắt mình. Được người xin chữ quý trọng, yêu mến nét chữ thì người viết cũng rất vui và tự hào” - anh Dũng cho biết.

Những cơn gió se lạnh báo hiệu mùa xuân đã về. Thời điểm này, những “ông đồ” cũng chuẩn bị giấy đỏ, mực tàu để bước vào mùa lễ hội. Chọn nghề được nhiều người trân trọng, họ cũng cập nhật kiến thức mới để năm nay chữ đẹp hơn, sáng nghĩa hơn với người được cho và được nhận. Để rồi trong tiếng nhạc vui tươi, rộn ràng của năm mới, người người lại cùng nhau dạo phố, rủ nhau xin chữ cầu may - nét văn hóa tốt đẹp cứ thế được trân trọng, gìn giữ và duy trì qua nhiều thế hệ với ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
Hợp tác pháp luật và tư pháp góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào Hợp tác pháp luật và tư pháp góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào
Theo Thanh Nga/Báo Bình Phước
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bình Phước tặng quà cho bà con kiều bào, người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Campuchia và Lào

Bình Phước tặng quà cho bà con kiều bào, người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Campuchia và Lào

Từ ngày 16-19/11/2023, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Phước và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước phối hợp với chùa Thanh Lâm, chùa Pháp Huyền, chùa Thanh Nghiêm, các nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, mạnh thường quân trong và ngoài nước tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà bà con kiều bào tại Campuchia và Lào.
Bình Phước làm tốt công tác đối ngoại với phía bạn  Campuchia trong năm 2022

Bình Phước làm tốt công tác đối ngoại với phía bạn Campuchia trong năm 2022

Bình Phước làm tốt công tác đối ngoại với phía bạn Campuchia trong năm 2022
"Nụ cười biên giới"  đến với con em Việt kiều Campuchia ở Bình Phước

"Nụ cười biên giới" đến với con em Việt kiều Campuchia ở Bình Phước

Gần đây, chuỗi hoạt động gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Campuchia lần thứ V đã được tổ chức tại tỉnh Bình Phước. Tiếp theo đó là chương trình “Nụ cười biên giới” đầy thiết thực, mang lại nhiều niềm vui cho con em Việt kiều Campuchia tại huyện Bù Gia Mập của tỉnh này.

Các tin bài khác

Wethrift: Hà Nội lọt top 15 điểm du lịch tiết kiệm chi phí nhất thế giới 2024

Wethrift: Hà Nội lọt top 15 điểm du lịch tiết kiệm chi phí nhất thế giới 2024

Mới đây, chuyên trang du lịch Travel Off Path của Mỹ đã công bố nghiên cứu mới nhất của Wethrift. Theo đó, Hà Nội đứng thứ 2 trong danh sách điểm đến có giá cả phải chăng nhất năm 2024.
Lễ hội ánh sáng bằng máy bay không người lái mở màn chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024”

Lễ hội ánh sáng bằng máy bay không người lái mở màn chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024”

Buổi trình diễn ánh sáng nghệ thuật với hàng trăm chiếc máy bay không người lái tại Hồ Tây là sự kiện mở màn cho chuỗi hơn 50 hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch của Hà Nội trong năm 2024.
Seasia stats: Việt Nam đứng thứ 4 trong số các quốc gia có lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất 2023

Seasia stats: Việt Nam đứng thứ 4 trong số các quốc gia có lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất 2023

Theo số liệu thống kê mới được đưa ra của Seasia stats - trang thống kê về các nước Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trong số các quốc gia có lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất trong năm 2023 với 12,6 triệu lượt khách.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg (Nam Phi) đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.

Đọc nhiều

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội

Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn ...
Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Ngân hàng tăng giá USD, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Tỷ giá USD/VND được các ngân hàng điều chỉnh tăng khá mạnh từ 20 đến 39 đồng.
Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Mèo Vạc: Xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Những nếp nhà cột kèo gỗ, bố cục ba gian hai chái cùng mái lợp ngói âm dương hai tầng, xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố... gây ấn tượng với du khách ...
Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực báo chí

Ngày 18-30/3, Viện Phát triển nguồn nhân lực Dr Marri Channa Reddy (bang Telangana, Ấn Độ) triển khai chương trình đào tạo dành riêng cho phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo ...
Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Gần 5.000 học sinh tỉnh Tây Ninh được cung cấp thông tin về biển, đảo

Ngày 18/3, tại tỉnh Tây Ninh, Trường Cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức thông tin tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho Quân chủng Hải quân tại 4 trường THPT trên địa bàn.
Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Lan tỏa những vũ điệu gắn kết tình đồng đội

Ngày 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân đã tổ chức khai mạc tập huấn 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể cho bộ đội năm 2024.
Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Ngày 15/3, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân cho biết “những kết quả trên các mặt công tác Vùng đạt được trong năm 2023 đều có sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quan trọng của cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội”.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
lan toa tinh yeu am nhac dan toc viet nam nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Giữ gìn văn hóa lễ chùa, xin lộc đầu năm của người Việt
Lưu học sinh Campuchia dọn nhà đón Tết Việt
Phiên bản di động