'Thần sấm' F-35 rơi xuống Địa Trung Hải, phi công kịp thời thoát nạn
Hà Linh (TH) 18/11/2021 11:47 | Quân sự - vũ khí
![]() |
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Ảnh: Quân đội Hoa Kỳ |
“Phi công điều khiển tiêm kích F-35B thuộc biên chế tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã nhảy dù thoát hiểm, trong lúc thực hiện hoạt động bay như thường lệ tại Địa Trung Hải vào sáng 17/11. Hiện viên phi công đã quay trở lại tàu an toàn, và một cuộc điều tra nguyên nhân khiến máy bay rơi đã được bắt đầu”, trang quân sự USNI dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Anh nêu rõ.
Cũng theo thông cáo trên, không có tàu thuyền hay máy bay nào khác liên quan tới vụ tai nạn trên.
Tập đoàn Lockheed Martin, nhà sản xuất chiến cơ F-35 sau đó cùng ngày tuyên bố “sẵn sàng hỗ trợ Bộ Quốc phòng Anh khi cần thiết”.
“Cuộc điều tra đang được tiến hành, và thông tin về vụ tai nạn sẽ được công bố vào thời điểm thích hợp”, thông cáo của Lockheed Martin nêu.
Theo USNI, đây là vụ tai nạn thứ ba liên quan tới chiến cơ F-35B kể từ khi loại máy bay này được Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia đồng minh đưa vào biên chế.
Trước đó, vào tháng 9/2020, một chiếc F-35B đã rơi sau khi va chạm với máy bay KC-130 trên bầu trời bang California, Hoa Kỳ.
Vào năm 2018, đường dây nhiên liệu bị lỗi đã khiến cho một chiếc F-35B rơi xuống gần căn cứ Không quân Thủy quân lục chiến Beaufort ở Nam Carolina.
Liên quan diễn biến, hồi đầu tháng 11, Anh nhận bàn giao 3 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 với giá 135 triệu USD mỗi chiếc, nâng tổng số máy bay F-35 của nước này lên 24 chiếc. Chính phủ Anh cũng đã đặt hàng thêm 6 chiếc F-35, dự kiến sẽ được bàn giao vào năm sau, và 7 chiếc khác sẽ được bàn giao vào năm 2023. London đặt mục tiêu sở hữu 48 chiếc F-35 vào năm 2025.
Đáng chú ý
"Miền đất hứa" dành cho nhà đầu tư phương Nam ở phía Đông Hà Nội

Bài viết mới
Nga triển khai khẩn cấp MiG-29 tới căn cứ không quân Tiyas

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ dưới nước, đánh trúng mục tiêu ven biển

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |