Tết thời COVID-19 của người Việt ở Pháp, Ai Cập, Trung Quốc
Cộng đồng người Việt tại Lào đón Tết cổ truyền Tân Sửu gọn nhẹ, bảo đảm an toàn Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã đổi mới hình thức tổ chức Tết cộng đồng nhân dịp đón Tết cổ truyền Tân Sửu năm 2021 theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, bảo đảm an toàn cao. |
Bài cúng gia tiên ngày mùng 2 tết Tân Sửu 2021 chuẩn nhất theo văn cúng cổ truyền Việt Nam Thờ cúng tổ tiên là tục lệ lâu đời, là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tìm được bài văn khấn chuẩn nhất là mong muốn của nhiều người. Dưới đây là bài cúng gia tiên ngày mùng 2 tết theo văn cúng cổ truyền Việt Nam. |
Tết trầm lắng của người Việt tại Pháp
Theo VOV, những năm trước đây, nhân dịp Tết Nguyên đán, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ tổ chức một lễ hội mừng năm mới với quy mô lớn tại thủ đô Paris. Theo truyền thống, Hội người Việt Nam tại Pháp cũng sẽ tổ chức một lễ hội tương tự, thu hút đông đảo cộng đồng người Việt, bạn bè Pháp và quốc tế tham dự. Tuy nhiên, Tết Nguyên đán năm nay lại là một dịp rất đặc biệt. Các sự kiện như vậy sẽ không thể diễn ra do các quy định về y tế để phòng chống dịch COVID-19 tại Pháp hiện rất chặt chẽ.
Hiện tại, nước Pháp tiếp tục triển khai lệnh giới nghiêm từ 6h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau, các nhà hàng, quán cà phê, quán ba, các trung tâm thương mại lớn đang đóng cửa. Các sự kiện tụ tập đông người bị hạn chế, công tác kiểm soát của lực lượng cảnh sát được tăng cường. Mục tiêu của tất cả các biện pháp này là tránh cho nước Pháp phải phong tỏa lần thứ 3.
Chợ Tết châu Á ở thủ đô Paris. Ảnh: VOV |
Đối với phần đông người Việt, đón Tết năm nay có đôi chút trầm lắng. Nhiều người có thói quen trở về Việt Nam dịp Tết cũng không có điều kiện, trong khi các hoạt động giao lưu, gặp gỡ như mọi năm cũng bị hạn chế.
Trong tình hình y tế như vậy, để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt Nam tại Pháp vẫn cố gắng tổ chức các hoạt động đơn giản và ấm cúng.
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại khu vực thành phố Marseille và Aix-en-Provence cho biết: “Năm nay chúng tôi chỉ tổ chức gói bánh chưng với tất cả các em sinh viên và cộng đồng người Việt tại Aix-Marseille. Chúng tôi cũng theo phong tục tập quán của Việt Nam, làm bữa cơm tất niên bên gia đình. Các hoạt động khác như tổ chức bữa ăn ngày Tết hay hoạt động văn hóa văn nghệ thì năm nay không có”.
Trong khi đó, Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) dự kiến tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí theo hình thức trực tuyến liên tục trong những ngày tới để người Việt ở khắp mọi miền nước Pháp có thể cảm nhận được không khí Tết đang về.
Cộng đồng người Việt tại Mỹ gói bánh chưng, giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền
Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều gia đình người Việt tại Mỹ vẫn cố gắng chuẩn bị cho Tết để không những tiếp tục gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mà còn giáo dục giới trẻ và giới thiệu với bạn bè Mỹ về những nét văn hóa của Việt Nam.
Năm nào cũng vậy, gia đình nhà chị Anna Le đều cố gắng tổ chức gói bánh chưng và trang trí nhà cửa để đón Tết và năm nay cũng vậy mặc dù công tác chuẩn bị phải cẩn thận hơn rất nhiều trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Chị Anna hướng dẫn các bạn trẻ làm bánh chưng và giới thiệu về phong tục Tết của Việt Nam. Ảnh:VOV |
Chị Anna cho biết: “Tuy rằng thời này rất là khó nhưng mình là người Việt Nam, đi đâu vẫn là người Việt Nam và mình không muốn mất nguồn cội mình. Do vậy mình cũng muốn tạo một không khí ấm cúng cùng trong gia đình mặc dù không có nhiều bạn bè tham gia nhưng cũng có 1 buổi để nhớ đến mình là người Việt. Tết là dịp xum họp cùng gia đình và bạn bè thân của mình cho nên mình cố gắng hết sức để đem lại không khí cho gia đình và bạn bè".
Khác với mọi năm, không khí chuẩn bị Tết của nhà chị Anna lần này có sự tham gia của một số bạn trẻ người Mỹ rất háo hức tìm hiểu về văn hóa Việt Nam và đó là lý do gia đình chị Anna vẫn cố gắng tổ chức gói bánh chưng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Giữ nét văn hóa Tết cổ truyền ở Ai Cập
Đã thành nét truyền thống của gia đình, cữ mỗi dịp Tết Nguyên Đán dù bận rộn đến mấy, chị Lê Thanh Thúy, Việt kiều ở Ai Cập vẫn chuẩn bị cho gia đình một bữa cơm truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để chị dạy con mình những nét văn hóa đẹp của đất mẹ mà còn là dịp để cả nhà chị đoàn tụ chúc tết bố mẹ ở Việt Nam và cùng quây quần bên mâm cơm truyền thống Tết.
“Tết năm nay vì dịch nên nhà mình không đi đâu được nên cũng hơi buồn. Nhưng phải chịu thôi và ở nhà cũng tự làm đồ ăn ngày Tết cho con biết. Nhà mình ăn Tết với nhau. Tụi mình cũng gọi điện cho nhau chúc Tết, lên mạng họp cuối năm và chúc Tết bác Đại sứ và anh chị em cộng đồng. Như vậy cũng thấy vui”, chị Lê Thanh Thúy tâm sự.
Chị Lê Thanh Thúy rất xúc động khi nhận được món quà Tết từ Đại sứ quán trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát. Ảnh: VOV |
Văn hóa Tết luôn được bà con Việt kiều ở Ai Cập gìn giữ. Các chị em Việt kiều luôn dạy con em về phong tục ngày Tết như: gọi điện chúc Tết ông bà, bố mẹ nếu ở xa hoặc nấu cho chồng, con những món ăn truyền thống. Đơn giản với họ đó là cách để vơi đi nỗi nhớ nhà và duy trì nét đẹp văn hóa.
“Khi thời khắc giao thừa tới gần mà chưa được về thăm gia đình thì tâm tư rất nhớ, rất buồn. Mình chỉ mong ước được về quây quần cùng gia đình đón giao thừa ở Việt Nam. Năm nay, dù dịch Covid-19 nhưng mình vẫn được Đại sứ quán gửi quà chúc Tết nên bà con ai cũng ấm lòng. Mình cũng làm một vài món Tết và một số món như kẹo mứt cho các con và không quên gọi điện chúc Tết bố mẹ ở quê nhà”, chị Nguyễn Vạn Ý, Việt kiều Ai Cập nói.
Người Việt đón Tết giữa vùng dịch Bắc Kinh
Do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại cả Trung Quốc và Việt Nam, nhiều người Việt tại Bắc Kinh đã không thể về quê ăn Tết, thậm chí “mất Tết”.
Với tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cùng các cơ quan đại diện và người nhà tại Bắc Kinh, năm nay tiếp tục là một cái Tết đặc biệt.
Cố gắng tổ chức gặp gỡ cho người Việt xa quê vào dịp Tết là việc làm được Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc hết sức quan tâm. Nhưng do dịch bệnh, quy mô hoạt động buộc phải thu hẹp.
Đại biện lâm thời Phạm Thanh Bình cho biết: “Tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp, trong tình hình đó, có rất nhiều người, đặc biệt là những người Việt Nam tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi những quy định liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
Người Việt ở Trung Quốc gói bánh chưng. |
"Đại sứ quán vẫn tổ chức Tết cộng đồng tuy nhiên với hình thức tiết kiệm, an toàn, vui tươi, lành mạnh, đảm bảo đúng các yêu cầu liên quan. Quy mô hoạt động buộc phải thu nhỏ, chúng tôi rất hiểu và chia sẻ với đồng bào. Nhiều bà con rất mong được tham gia hoạt động năm nay, tuy nhiên không thể thực hiện được do những quy định liên quan đến đi lại và cách ly, do vậy nhân dịp này chúng tôi xin gửi lời chúc mừng năm mới đến bà con, và cũng mong bà con đảm bảo an toàn, giữ gìn sức khỏe và đón Tết vui tươi, đầm ấm bên người thân và gia đình”.
Chị Nguyễn Thị Thu Giang chia sẻ: “Năm nay là năm thứ hai tôi trải qua cái Tết trong tình hình dịch bệnh tại Bắc Kinh. Vì đã lâu rồi chưa được trở về quê hương nên cảm giác nhớ nhà càng nhiều hơn. Tuy nhiên cũng may là trong tình hình dịch bệnh nhưng Đại sứ quán vẫn tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng để mọi người được cảm nhận một cái Tết đầm ấm và vui vẻ. Tôi may mắn được trực tiếp tham gia hoạt động gói bánh chưng do Đại sứ quán tổ chức, bản thân cũng lâu rồi chưa gói bánh chưng, nên thấy rất xúc động, như là được trở về với không khí Tết gần gũi ở quê nhà, ở bên người thân, cha mẹ”.
Lưu học sinh Việt tại Trung Quốc trao quà tết cho người dân Trà Leng (Quảng Nam) Trong ba ngày 26-28/1, đoàn thiện nguyện gồm đại diện Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cùng các mạnh thường quân tại Việt Nam đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm Miền Trung” tại xã Trà Leng, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. |
Người Việt ở Daegu (Hàn Quốc) trao 50 phần quà Tết cho học sinh vùng biên giới Quảng Bình Chương trình "Xuân yêu thương" do Chi bộ chuyên gia, lưu học sinh và lao động tại Daegu, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đồng hành cùng với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. |