Tết Canh Tý mạn đàm chuyện… Mỹ
Mật vụ Mỹ kể chuyện bảo vệ Tổng thống Obama trong mỗi chuyến công du Theo lời kể của các cựu mật vụ Mỹ, mỗi khi tổng thống nước này công du nước ngoài, cơ quan mật vụ Mỹ sẽ ... |
Chuyên gia Mỹ: Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ củng cố lòng tin Chuyên gia Ernest Bower nhận định rằng chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ góp phần củng cố lòng tin, thúc đẩy sự ... |
Cao bồi Mỹ
Thập niên 1960 – 1970 ở miền Bắc, thời trang cao bồi nhất định phải là quần ống tuýp, áo sơ mi bó chẽn hở khuy ngực, tóc trờm gáy vuốt bi-xăng-tin bóng mượt, mép để ria con kiến, chân đi dép nhựa tiền phong trắng, gót đè quai hậu…Nhưng để trở thành cao bồi đích thực còn phải biết diễn sâu “phong cách” anh chị sành điệu phố xá bằng giọng nói ngôn tình, ánh mắt phớt ăng-lê, cử chỉ phóng đãng, ngậm thuốc lá lệch miệng và chửi thề không sợ chai mồm…
Thực chất “cao bồi” không phải như vậy.
“Cao bồi” chuyển ngữ từ tiếng Tây Ban Nha “Vaquero”, để chỉ những người chuyên cưỡi ngựa, chăn dắt gia súc. Đã là cao bồi thì phải biết quăng dây thòng lọng, cưỡi ngựa không yên và thuần phục được cả bò tót. Cao bồi thường làm việc 16 tiếng một ngày cùng bầy gia súc. Bản năng của cao bồi rất gần với phẩm chất tự nhiên của miền viễn tây rộng lớn, quạnh hiu, kiêu bạc, đa tình của nước Mỹ.
Cao bồi gắn với cuộc sống xê dịch, màn trời chiếu đất, gần như độc mã đơn thương, cô đơn giữa bất tận đồi núi và bầu trời. Cao bồi không biết sợ hãi, coi cái chết nhẹ hều, nhưng lại nặng lòng trắc ẩn trước những kẻ yếu thế hơn mình. Cao bồi nổi tiếng nhất nước Mỹ là Buffalo Bill Cody (1846 – 1917). Bill Cody đã trở thành hình mẫu của điện ảnh, âm nhạc, hội họa và là thần tượng của tuổi trẻ, của phái đẹp từ thế hệ này qua thế hệ khác...
Một bộ phận thổ dân Mỹ, chủ yếu ở vùng Alaska, là những người di cư từ châu Á sang từ 1500 năm trước. Họ cùng với dân da đỏ bản địa tô vẽ sắc màu cuộc sống nhân gian ở miền viễn Tây thêm phần hoang dã, sử thi.
Trang phục nổi bật nhất của cao bồi Mỹ là đôi bốt cao gót và chiếc mũ nỉ vành rộng. Đôi bốt bằng da, có trang trí hoa văn và đính khuy cầu kỳ, gân guốc, vững chãi, thể hiện sự kiêu hùng, bụi bặm, phong sương, lỳ lợm nhưng vẫn toát lên vẻ sang chảnh của một quí ông hoang dã. Chiếc mũ vành rộng, bẻ cong, tiềm ẩn khí chất phóng khoáng, ga-lăng, lãng tử có sức hấp dẫn, lôi cuốn phái đẹp một cách tự tin mà tinh tế.
Một đôi bốt và một chiếc mũ cao bồi làm đúng qui cách và chất lượng như nguyên bản, theo thời giá hiện nay khoảng 2500 USD (tương đương 55 triệu VND). Cho đến thế kỷ 21, thời trang theo phong cách cao bồi vẫn chiếm thị phần đáng kể của thị trường thời trang thế giới. Thời trang cao bồi hợp với những người chân dài, da ngăm, dáng roi, mông bọ ngựa.
Văn hóa Mỹ đương đại vẫn thừa hưởng hồn cốt văn hóa viễn tây thời hoang dã nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung. Nó không chỉ thể hiện ở thời trang, ẩm thực, âm nhạc, điện ảnh mà còn thể hiện ở tính cách của cư dân hợp chủng quốc này : Thực dụng, lạnh lùng, sòng phẳng, anh chị, hiếu thắng…, nhưng cũng rất hào phóng, nhân bản, đa tình.
Người Mỹ khoái hội hè, tôn trọng tâm linh nhưng không mê muội, sa đà vào những loại tín ngưỡng kiểu vàng mã. Hàng năm, dân Mỹ đón các ngày lễ tết lớn như : New Year (tết dương lịch), Presidents Day (lễ tổng thống), Memirial Day (lễ chiến sỹ trận vong), Christmas (lễ giáng sinh), Thanksgiving (lễ tạ ơn),... Đặc trưng các lễ hội ở Mỹ là chơi hết mình, không lụy nghi thức.
“Cao bồi” chuyển ngữ từ tiếng Tây Ban Nha “Vaquero”, để chỉ những người chuyên cưỡi ngựa, chăn dắt gia súc. Đã là cao bồi thì phải biết quăng dây thòng lọng, cưỡi ngựa không yên và thuần phục được cả bò tót. Cao bồi thường làm việc 16 tiếng một ngày cùng bầy gia súc. Bản năng của cao bồi rất gần với phẩm chất tự nhiên của miền viễn tây rộng lớn, quạnh hiu, kiêu bạc, đa tình của nước Mỹ.
Cao bồi gắn với cuộc sống xê dịch, màn trời chiếu đất, gần như độc mã đơn thương, cô đơn giữa bất tận đồi núi và bầu trời. Cao bồi không biết sợ hãi, coi cái chết nhẹ hều, nhưng lại nặng lòng trắc ẩn trước những kẻ yếu thế hơn mình. Cao bồi nổi tiếng nhất nước Mỹ là Buffalo Bill Cody (1846 – 1917). Bill Cody đã trở thành hình mẫu của điện ảnh, âm nhạc, hội họa và là thần tượng của tuổi trẻ, của phái đẹp từ thế hệ này qua thế hệ khác...
Một bộ phận thổ dân Mỹ, chủ yếu ở vùng Alaska, là những người di cư từ châu Á sang từ 1500 năm trước. Họ cùng với dân da đỏ bản địa tô vẽ sắc màu cuộc sống nhân gian ở miền viễn Tây thêm phần hoang dã, sử thi.
Trang phục nổi bật nhất của cao bồi Mỹ là đôi bốt cao gót và chiếc mũ nỉ vành rộng. Đôi bốt bằng da, có trang trí hoa văn và đính khuy cầu kỳ, gân guốc, vững chãi, thể hiện sự kiêu hùng, bụi bặm, phong sương, lỳ lợm nhưng vẫn toát lên vẻ sang chảnh của một quí ông hoang dã. Chiếc mũ vành rộng, bẻ cong, tiềm ẩn khí chất phóng khoáng, ga-lăng, lãng tử có sức hấp dẫn, lôi cuốn phái đẹp một cách tự tin mà tinh tế.
Một đôi bốt và một chiếc mũ cao bồi làm đúng qui cách và chất lượng như nguyên bản, theo thời giá hiện nay khoảng 2500 USD (tương đương 55 triệu VND). Cho đến thế kỷ 21, thời trang theo phong cách cao bồi vẫn chiếm thị phần đáng kể của thị trường thời trang thế giới. Thời trang cao bồi hợp với những người chân dài, da ngăm, dáng roi, mông bọ ngựa.
Văn hóa Mỹ đương đại vẫn thừa hưởng hồn cốt văn hóa viễn tây thời hoang dã nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung. Nó không chỉ thể hiện ở thời trang, ẩm thực, âm nhạc, điện ảnh mà còn thể hiện ở tính cách của cư dân hợp chủng quốc này : Thực dụng, lạnh lùng, sòng phẳng, anh chị, hiếu thắng…, nhưng cũng rất hào phóng, nhân bản, đa tình.
Người Mỹ khoái hội hè, tôn trọng tâm linh nhưng không mê muội, sa đà vào những loại tín ngưỡng kiểu vàng mã. Hàng năm, dân Mỹ đón các ngày lễ tết lớn như : New Year (tết dương lịch), Presidents Day (lễ tổng thống), Memirial Day (lễ chiến sỹ trận vong), Christmas (lễ giáng sinh), Thanksgiving (lễ tạ ơn),... Đặc trưng các lễ hội ở Mỹ là chơi hết mình, không lụy nghi thức.
Sức mạnh Mỹ
“Hoa Kỳ” là cái tên Trung Quốc đặt cho nước Mỹ từ giữa thế kỷ 19, khi họ thấy lá cờ của quốc gia này rất nhiều sao. Những ngôi sao trên cờ Mỹ như những bông hoa trắng nở trên nền trời xanh. “Hoa Kỳ” là từ ghép của “Hoa”(sao) và “Cờ” (kỳ). Có lẽ từ góc nhìn văn hóa chữ viết tượng hình nên người Hán mới nghĩ ra cái tên mỹ miều như thế !
Hoa Kỳ có 50 tiểu bang và 14 vùng lãnh thổ khác rải rác trên biển Caribbe, biển Thái Bình Dương. Với diện tích 9,83 triệu km2, dân số 316 triệu người, Mỹ là quốc gia có qui mô về lãnh thổ, dân cư đứng thứ 3 thế giới. Nhưng sự khác biệt của nước Mỹ không phải ở diện tích và dân số mà là sự đa dạng của địa hình, khí hậu, thời tiết, sắc tộc, tín ngưỡng... Có người ví thiên nhiên và văn hóa đất nước này như nồi súp, nồi lẩu đủ mùi vị, sắc màu, hấp dẫn mọi gu ẩm thực.
GDP của Mỹ 20 năm đầu thế kỷ 21 luôn giữ vững ở mức hai con số nghìn tỷ USD một năm, chiếm xấp xỉ 2/5 GDP của cả thế giới. GDP Mỹ năm 2018 là 20.495 tỷ USD. Thập kỷ kinh tế Mỹ thăng hoa gần đây nhất là thập kỷ 1991 – 2001, thập kỷ có 2 nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton. Trong số 2153 tỷ phú thế giới năm 2019, nước Mỹ góp mặt 607 người. Top 20 tỷ phú giàu nhất thế giới, nước Mỹ chiếm 14 suất. 3 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2019 đều ở Mỹ : Jeff Bezos (131 tỷ USD), Biill Gates (96,5 tỷ USD), Wrren Buffet (82,5 tỷ USD). Nhưng điều quan trọng hơn cả là nền kinh tế số 1 thế giới này tồn tại và phát triển trên nền móng vững chắc suốt hàng trăm năm nay.
Sức mạnh Mỹ được thử thách qua những cơn địa chấn toàn cầu như chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), khủng khoảng kinh tế thế giới (1936 – 1939), chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939 – 1945), chiến tranh lạnh (1950 – 1990), suy thoái kinh tế toàn cầu (2007 - 2008).
Nước Mỹ thời kỳ hậu công nghiệp, 85% dân số sinh sống trong 361 thành phố và thị trấn, dịch vụ chiếm 75% tổng sản phẩm nội địa, hiệu suất lao động cao nhất thế giới... Mỹ còn được xem là vương quốc của máy bay và xe hơi, bình quân 900 xe hơi trên 1000 dân.
Quân đội Mỹ hiện có 1,4 triệu quân nhân cùng 700 nghìn nhân viên dân sự làm việc trong nghành công nghiệp quốc phòng và 770 căn cứ quân sự. Trên hành tinh này chỉ trừ Nam Cực là chưa có sự hiện diện của quân đội Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn có những liên minh quân sự đặc biệt với Anh, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Israel, New Zealand..., là những nước đại diện cho lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Âu, châu Á, Trung Đông, Thái Bình Dương.
Siêu hàng không mẫu hạm John F Kenedy 13 tỷ USD |
Liên minh quân sự Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO), thành lập 1949, dưới sự chỉ huy của tướng Mỹ là liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Trên biển, hiện Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm và chuẩn bị bổ sung một số siêu hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, thủy lôi..., có khả năng hiện diện tác chiến khắp “bảy phần nước” của trái đất. Trên trời, Mỹ có hệ thống vệ tinh, máy bay trinh sát, máy bay ném bom hiện đại, luôn thường trực quan sát, thu thập thông tin và không kích chính xác bất cứ nơi nào trên thế giới.
Ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ thập niên đầu thế kỷ 21 bình quân gần 600 tỷ USD một năm và tăng dần mỗi năm. Ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2018 là 716 tỷ USD, năm 2019 là 750 tỷ USD. Quân chủng thứ 6 của Mỹ vừa mới thành lập với cái tên đầy tham vọng : Quân chủng không gian vũ trụ.
Chính trị Mỹ
Trải qua 3 cuộc chiến tranh lớn nhất trong thế kỷ 20 (chiến tranh thế giới lần 1, lần 2, chiến tranh lạnh), nước Mỹ là cường quốc duy nhất tương đối ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được vậy là do thể chế chính trị của nước Mỹ có nền tảng giá trị bền vững. Giá trị ấy tuy chưa phải là vàng son, kinh điển, càng không phải là mẫu mực cho mọi quốc gia, nhưng nó kích hoạt được năng lượng cộng hưởng của 3 yếu tố cốt lõi là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tạo nên vương miện cho xứ sở cờ hoa.
Hoa Kỳ là quốc gia cộng hòa lập hiến với nền dân chủ đại nghị : Lập pháp thuộc quyền Quốc hội (lưỡng viện). Tư pháp thuộc quyền Tối cao pháp viện. Hành pháp thuộc quyền Tổng thống. Chế độ tam quyền phân lập hạn chế sự lạm dụng quyền lực của bộ máy nhà nước. Hạ viện có 435 ghế, chia theo tỷ lệ dân số của mỗi bang. Tối cao pháp viện gồm 9 thành viên, phục vụ trọn đời, trừ trường hợp thành viên từ chức hoặc chết. Nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, đương kim tối đa 2 nhiệm kỳ.
Lịch sử chính trị Hoa Kỳ là lịch sử hoạt động của đảng Cộng Hòa (thành lập 1854) và đảng Dân Chủ (thành lập 1824). Dưới góc nhìn văn hóa, Cộng Hòa được xem là đảng bảo thủ (Center Right), Dân Chủ được xem là đảng cấp tiến (Center Lept). Chính trị Mỹ còn mang đậm màu sắc vùng miền : Các tiểu bang miền Nam và vùng núi Rocky ủng hộ bảo thủ, các tiểu bang miền Đông Bắc và vùng duyên hải miền Tây thiên về cấp tiến. Bảo thủ, cấp tiến, vùng miền, tranh cử..., ở Mỹ, luôn tạo ra những phản biện để chắt lọc ưu việt tinh hoa, tạo ra cạnh tranh để lựa chọn nhân tài cống hiến được nhiều cho đất nước.
Nước Mỹ đã hoàn tất những việc đại sự của quốc gia trong thế kỷ 19. Năm 1800 thành lập Washington D.C (trước đó, thủ đô Mỹ ở New York rồi Philadelphia). Năm 1860 giải phóng 4 triệu nô lệ gốc Phi. Năm 1867 mua Alaska của Nga, hoàn tất lãnh thổ lục địa. Năm 1898 sát nhập Hawaii, Guam, Puerto Rico, hoàn tất lãnh thổ trên biển. Cùng với việc hoàn tất lãnh thổ, cuối thế kỷ 19 Hoa Kỳ cũng thế chỗ của Anh, trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
Chính trị Mỹ ổn định trong một thể chế luôn phát sinh cạnh tranh quyết liệt. Cạnh tranh nhưng không đối đầu, không thù hận bởi các đảng phái, các tổng thống Mỹ có lựa chọn quyết sách khác nhau nhưng vẫn chung một mục đích phụng sự đất nước của họ. Nghị trường Mỹ luôn nóng bỏng các vụ điều trần, luận tội. Đã có 4 tổng thống Mỹ bị luận tội : Andrew Johnson (bị luận tội năm 1868 vì cách chức bộ trưởng Edwin Stanton không đúng luật), Richard Nixon (bị luận tội năm 1974 vì vụ Watergate), Bill Clinton (bị luận tội năm 1998 vì vụ ngoại tình Monica Lewinski), Donal Trump (bị luận tội năm 2019 vì lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội).
Hiện nay, xu hướng ủng hộ cho một “thế giới đa cực” và xu hướng ủng hộ cho một “thế giới đơn cực” đều có những lý lẽ tích cực. Ở góc độ nhìn nhận thế giới theo tiến trình cởi mở thì một thế giới đa cực là bức tranh toàn cầu hoàn mỹ về cuộc sống bình đẳng, bác ái. Nhưng nếu nhìn nhận qua lăng kính kinh điển thì thế giới đơn cực mới đủ sức mạnh đảm bảo trật tự và duy trì công lý quốc tế.
“Giấc mơ Mỹ”
Ở những nước chậm phát triển hay đang phát triển, không ít người nuôi “giấc mơ Mỹ”, “giấc mơ Đức”, “giấc mơ Đông Âu”, “giấc mơ Anh”…, không khác gì nuôi Pokemon trên màn hình samartphone. Việt Nam sau năm 1975 cũng không ngoại lệ. Bây giờ, danh mục giấc mơ viễn xứ còn được bổ sung thêm “giấc mơ Úc”, “giấc mơ Canada”, “giấc mơ Hàn Quốc”, “giấc mơ Đài Loan”…
Không ai ngăn cản giấc mơ, nhưng nếu là “giấc mơ lậu” vượt rào luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế đương nhiên hậu quả sẽ khôn lường.
Trước nhiệm kỳ của tổng thống Dolad Trump, việc nhập cư hợp pháp vào Mỹ khá dễ. Kết hôn giả, sang Mỹ sinh con, du hý ngụy trang du học…, là những chiêu lách luật phổ biến. Hầu hết những người trở thành công dân Mỹ theo cách ấy, hoặc phải “hạ giá” niềm kiêu hãnh để hưởng trợ cấp an sinh, hoặc chấp nhận làm những việc phập phù trôi nổi “bên bển”.
Những Việt kiều không thật sự hạnh phúc ở Mỹ không phải vì họ thiếu thốn vật chất mà là họ phải chật vật để thích nghi với không gian sống mới, một không gian sống khác biệt về ứng xử giao tiếp, về qui chuẩn đạo đức, về mối quan hệ gia đình, bằng hữu…Đó cũng là lý do người Việt thường tìm về sinh sống ở những bang, những thành phố đông đúc cộng đồng xứ mình. Những tiểu bang có cộng đồng người Việt đông nhất là California, Texas, Wasington, Florida. Những thành phố nhiều Việt kiều nhất là Sanjose (85.000 người), Hauston (30.000 người), Garden Grove (48.500 người)…
Ông Minh Thuyết trong một lần về Việt Nam thăm quê. |
Ông Minh Thuyết vốn là chuyên gia về tàu điện ngầm của Mỹ, đã nghỉ hưu 10 năm nay. Có 9 anh chị em ruột và mấy chục con cháu đang sinh sống ở hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ nên ông Thuyết là người hiểu khá rõ nội tình nước Mỹ và cộng đồng người Việt ở Mỹ. Ở tuổi 80 nhưng hầu như năm nào ông cũng về Việt Nam thụ hưởng thời tiết, ẩm thực, phong cảnh quê hương suốt mùa Giáng sinh từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12 dương lịch. Ông thường chia thời gian hơn 1 tháng ở Việt Nam cho 4 nơi là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội. Kiệm lời, ít bộc lộ tâm sự như bao người trí thức Việt Nam từng cả đời trải nghiệm trời Tây, nhưng ông vẫn không thể giấu được biểu cảm của dòng máu Việt trên gương mặt.
Đa số Việt kiều ở các nước phát triển đều thành đạt. Họ khẳng định được giá trị của người Việt ở những quốc gia hàng đầu thế giới. Tuy vậy, cũng có một bộ phận nhỏ người Việt làm tổn thương thanh danh quê hương xứ sở. Bà Phạm Kiều Trinh, người có thâm niên sống ở Đông Âu, ở Đức, ở Anh và sau đó ở Mỹ. Trong ký ức “toàn tập” của bà Trinh là cả trăm mẩu chuyện về thân phận của những người di cư bất hợp pháp, kiếm tiền bất hợp pháp, rồi phạm pháp bởi buôn lậu, trồng cỏ (trồng cần sa), môi giới mại dâm…, ở nước người. Bà Trinh hiện là một thành viên của một tổ chức thiện nguyện Mỹ. Trong một lần về Cà Mau làm công tác từ thiện, bà Trinh thổ lộ : “Nơi đáng sống là nơi mình cảm thấy hài hòa, đơn giản như ta đang mặc bộ đồ kích cỡ vừa vặn, tông màu phù hợp. Comle, đầm, hàng hiệu rất sang trọng, nhưng không phải ai xài cũng đẹp”.
Phải chăng, tâm tình của nhà thơ Du Tử Lê trên đất Mỹ cũng phảng phất nỗi niềm của những Việt kiều xa quê lúc tuổi xế chiều :
“Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
Bên kia biển là quê hương tôi đó
Rặng tre xưa muôn thuở vẫn xanh rì”
“Giấc mơ Mỹ”, “Giấc mơ Tây”…, cũng đẹp như mọi giấc mơ khác. Nhưng sẽ là ảo ảnh, là bi hài kịch, là ác mộng, nếu tâm hồn thiểu năng hay sùng tín!
Đào Nhật Tân xuống phố đón Tết Canh Tý 2020 sớm cùng người dân thủ đô Chỉ từ 100.000 đồng, người dân thủ đô Hà Nội sẽ có trong tay một cành đào Nhật Tân nhỏ xinh vừa đủ để trưng ... |
Chiêm ngưỡng Chuột vàng ôm tiền vàng "gánh" lộc đón Tết Canh Tý 2020 Có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tượng chuột mạ vàng 24k đã xuất hiện trên thị trường quà Tết Canh Tý ... |
Lễ xuất quân, vận chuyển quà Tết Canh Tý ra huyện đảo Trường Sa Chiều 21/12, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Lễ xuất quân, vận chuyển quà, thăm và chúc Tết tại huyện đảo Trường Sa. |