Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, giảm áp lực cho xuất khẩu
Đông Phong 12/01/2022 06:48 | Sản phẩm dịch vụ
![]() |
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, giảm áp lực cho xuất khẩu - Ảnh minh họa |
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về tình hình ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước nhằm giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khẩn trương thực hiện một số nội dung quan trọng.
Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước phối hợp Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của các địa phương tại thị trường trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản để giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn do chính sách điều tiết cửa khẩu của một số nước có biên giới với Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thị trường mới ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số có nhiệm vụ làm đầu mối chủ trì, phối hợp các Sở Công Thương địa phương đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh thương mại điện tử. Hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn (đã, đang và sẽ vào vụ thu hoạch) ở các địa phương trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ngoài ra, Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu phối hợp hướng dẫn thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
Bên cạnh đó, phối hợp với đơn vị chức năng thuộc Bộ Giao thông vận tải xử lý tình trạng thiếu container rỗng và có giải pháp giảm cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu.
Chủ động phối hợp với các địa phương có cửa khẩu đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất, nhập khẩu, bảo đảm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu được thuận lợi.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Vụ Thị trường châu Á - châu Phi chủ động trao đổi các cơ quan và địa phương phía Trung Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu, thông quan cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau, trái cây; làm đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng mở cửa thị trường nông sản chính ngạch sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, thủy sản…)…
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp các sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, phân phối các mặt hàng nông sản trên địa bàn; hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động (theo đúng quy định của pháp luật) tại các khu công nghiệp, khu đông dân cư để mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đồng thời phục vụ tối đa nhu cầu của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.


Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam sẽ sản xuất những mặt hàng thế giới cần


Khoản đầu tư của IFC vào SeABank mang đến cơ hội mua nhà cho các gia đình có thu nhập trung bình và thấp tại Việt Nam

Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết dành nguồn lực quốc gia và quốc tế cho hòa bình, phát triển và con người
Bài viết mới
CEO của Bybit tham gia Ban giám khảo cuộc thi thiết kế của Đội đua xe Công thức 1 Oracle Red Bull Racing

Ngân hàng TMCP Kiên Long thông báo xử lý tài sản bảo đảm

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.