Sư cô Thích Tâm Trí - Điểm tựa ấm lòng cho người Việt xa xứ
Khao khát giữ gìn nét đẹp của Tiếng Việt trong trái tim mỗi người con xa xứ Trường Âu Lạc Việt tại Geneva (Thụy Sĩ) mỗi năm thường tổ chức đón Tết truyền thống và có bao lì xì cho các em. |
Việt kiều mang Tết ấm cho người nghèo Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, cứ đến dịp Tết, người Hải Dương đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài lại có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nơi quê nhà. |
Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản lần 2 thể tâm huyết của người Việt với quê hương Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 2 với chủ đề “Việt Nam chuyển mình: Giá trị mới - cách thức mới” sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến thông qua nền tảng Zoom và livestream vào ngày 20-21/11/2021. Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Phạm Quang Hiệu có thư chúc mừng gửi tới Ban tổ chức cùng toàn thể đại biểu. |
Bên trong ngôi chùa Tochigi Daionji ở thành phố Nasuhiobara, tỉnh Tochigi (Nhật Bản), người ta có thể nhìn thấy nhiều tấm bài vị bằng gỗ có khắc tên của những người vừa mới qua đời cùng thông tin cá nhân như ngày sinh, ngày mất, tuổi và pháp danh của họ.
Sư cô Thích Minh Trí thắp hương cho những người Việt tử nạn ở Nhật đang được thờ cúng ở chùa Nisshinkutsu, Tokyo. Ảnh: Reuters |
Đây chính là những người Việt sang Nhật Bản với nhiều mục đích khác nhau như học tập, tìm kiếm việc làm… Tuy nhiên, khi đã vào trong ngôi chùa này, dù chỉ với hình hài của những bài vị, thì tất cả họ đều có một điểm chung: họ không có bất cứ ai thân thích để chăm lo hương khói sau khi qua đời, ngoài sư cô chung dòng máu Việt có tên Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản.
Ngôi chùa 43 tuổi này chính là chốn sinh hoạt văn hóa tâm linh cho những người Việt gặp khó khăn ở Nhật Bản - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Theo thống kê thì cộng đồng người Việt tại Nhật Bản đã tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng một thập kỷ qua, và trở thành một trong những nguồn lực lao động người nước ngoài quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nước Nhật. Tuy nhiên, vẫn còn đó những người Việt sang Nhật làm việc nhưng gặp phải khó khăn trong quá trình mưu sinh nơi xứ người.
“Họ chính là những người mà tôi sẵn sàng giúp đỡ. Ngôi chùa này không hề có tường rào, và cửa chùa luôn mở rộng đón bất cứ ai ghé đến”.
Trong suốt thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, sư cô Thích Minh Trí đã trao tặng hơn 60.000 suất thực phẩm và đồ cứu trợ cho bà con người Việt gặp khó khăn ở Nhật Bản.
Sư cô Thích Minh Trí đang chuẩn bị các phần quà để mang tặng cho bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ảnh: Michelle Ye Hee Lee/The Washington Post |
Sư cô Thích Minh Trí sinh ra và lớn lên ở một làng quê nhỏ thuộc tỉnh Gia Lai, Việt Nam và bắt đầu con đường tu hành từ năm 7 tuổi. Năm 2000, cô sang Nhật du học ngành Phật học và chính thức theo đuổi công việc phụng sự cộng đồng từ năm 2011 sau khi chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của thảm họa kép của núi lửa và sóng thần tấn công Nhật Bản.
Hàng ngày, điện thoại của sư cô Thích Minh Trí không ngừng đổ chuông với những cuộc gọi, tin nhắn, email tìm kiếm sự giúp đỡ từ khắp nơi gửi về. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cùng nhiều tổ chức khác tại Nhật Bản cũng tìm đến sư cô khi cần có sự kết nối với cộng đồng người Việt tại đây.
Là một người giỏi tiếng Nhật, sư cô Thích Minh Trí còn đóng vai trò “cầu nối ngôn ngữ” giúp đồng hương của mình vượt qua các rào cản về ngôn ngữ và văn hóa của xứ sở Mặt trời mọc.
Chia sẻ về công việc của mình, sư cô Thích Tâm Trí cho biết: “Tôi hy vọng chùa có thể hỗ trợ những người Việt ở Nhật Bản như là một địa điểm tâm linh, là chốn bình yên như ngôi nhà để trở về”.
Với những nghĩa cử cao đẹp và tấm lòng nhân ái, sư cô Thích Tâm Trí chính là niềm an ủi cho đồng bào Việt Nam mỗi khi gặp khó khăn, cần một bàn tay giúp đỡ.
Ngôi chùa Tochigi Daionji được xem là chốn đi về của những người Việt xa xứ tại Nhật Bản. Ảnh: Michelle Ye Hee Lee/The Washington Post |
Tình cảm của người dân Khánh Hòa dành cho những người xa xứ Giữa khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội của tỉnh Khánh Hòa đã sử dụng nguồn Quỹ phòng, chống dịch của địa phương và kêu gọi người thân, bạn bè cùng chung tay hỗ trợ người nước ngoài đang sống, làm việc tại tỉnh. |
Sư cô Thích Tâm Trí - Ngọn lửa nhỏ ấm áp của người xa xứ Chia sẻ từng bữa cơm, nâng đỡ hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ đưa tro cốt của những người xấu số về nước… đã trở thành công việc thường ngày của Sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. |
Kiều bào xa xứ mong đợi một mùa Xuân mới trên quê hương Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, đông đảo Kiều bào trên khắp thế giới lại hướng về quê hương, đất nước, đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng mùa xuân Tân Sửu 2021 năm nay khác với những mùa xuân trước, vì COVID-19 mà tâm nguyện đó chưa thành. Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Kiều bào vẫn luôn dành những tình cảm chân thành nhất, gửi gắm mong ước tốt đẹp nhất tới nơi có “cây đa bến nước con đò”, nơi có những người thân yêu… |