Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của VN đạt 7,2% năm 2023
GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới Trong giai đoạn 2006-2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo USD giá hiện hành đã tăng gần 371% (tăng gần 5 lần). Nếu theo giá so sánh năm 2015, trong 15 năm này, GDP bình quân của Việt Nam tăng 104,4% (hơn 2 lần). Forbes nhận định, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong những năm qua. |
WB đánh giá về bốn động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023 Năm 2022, thế giới tiếp tục chứng kiến biến động ở nhiều khu vực, từ những "tàn dư" của đại dịch COVID-19 đến cuộc xung đột Nga - Ukraine và những hệ lụy đi kèm, khiến kinh tế toàn cầu rơi vào vùng "không xác định". |
Ảnh minh họa (Ảnh: Vietnam+). |
Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ bứt tốc mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong năm 2024, tiếp nối đà hồi phục tăng trưởng 8,0% của năm 2022.
Dự báo này được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu do Ngân hàng mới công bố gần đây mang tựa đề “Việt Nam - Tiếp tục mức tăng trưởng cao.”
“Chúng tôi vẫn tin vào tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong trung hạn. Các chỉ số vĩ mô tuy có chậm lại trong quý 4/2022, song vẫn duy trì mạnh mẽ. Doanh số bán lẻ tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm 2022 cho thấy sự cải thiện của hoạt động trong nước,” ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered, cán cân thương mai có thể được cải thiện, tuy nhiên xuất khẩu có thể sẽ đối mặt với các thách thức toàn cầu, nhập khẩu có nguy cơ giảm. Bên cạnh đó, vốn FDI giải ngân tiếp tục tăng nhưng triển vọng sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu. Lạm phát có thể là mối đe dọa đối với sự phục hồi liên tục của Việt Nam.
Lạm phát được dự đoán sẽ đạt khoảng 6% vào những tháng cuối năm và trung bình 5,5% trong cả năm 2023, 2024 (so với mức 3,2% năm 2022). Thâm hụt tài khóa của Việt Nam có thể kéo dài và là nguồn gốc của lạm phát.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản trong quý 1 năm 2023 và giữ nguyên cho đến cuối năm 2024 nhằm duy trì sự ổn định.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thận trọng với lạm phát, sự suy yếu của VND và rủi ro bất ổn tài chính phát sinh từ các khoản cho vay rủi ro trong lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Nhà nước có thể ưu tiên giữ ổn định đồng VND, miễn là không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại,” ông Tim cho biết.
Theo Standard Chartered, VND đã phục hồi mạnh trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá của VND có thể sẽ chậm lại do ảnh hưởng của nhiều khó khăn còn hiện hữu. Việc bổ sung dự trữ ngoại hối có thể sẽ là ưu tiên chính của Ngân hàng Nhà nước. Sự cải thiện của cán cân vãng lai và sự phục hồi du lịch có thể sẽ hỗ trợ cho VND. Tỷ giá USD/VND được dự báo đạt 23.400 đồng vào cuối năm 2023 và 23.000 đồng vào cuối năm 2024./.
Việt Nam và các tổ chức quốc tế dự báo GDP năm 2023. |
WB dự báo Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng châu Á năm 2022 WB vừa nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7,2%, từ mức 5,3% hồi tháng 4, trong khi đó dự kiến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 3,2%. |
GDP quý 3 tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng đã giúp GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. |