GDP quý 3 tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua
Sáng 22/9, tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III đạt mức tăng khá cao 13,67%, so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, về sử dụng GDP quý III/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 38,21% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 8,7%, đóng góp 21,13%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,32%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,72%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 40,66%.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cũng nhấn mạnh, GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011 - 2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểu tại họp báo. |
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tính chung 9 tháng năm nay, ngành Nông nghiệp tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 5,2% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Tại khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9,63% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018, đóng góp 2,74 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,55%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9 tháng năm 2022 đạt 10,57%, mức cao nhất so với cùng kỳ các năm 2011-2022. Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%.
Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nhấn mạnh, nhằm mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Với những nỗ lực đồng bộ của các cấp, kinh tế vĩ mô đã tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Chính phủ Nhật Bản truy tặng huân chương cao quý nhất cho cố Thủ tướng Abe Shinzo Ngày 11/7, Chính phủ Nhật Bản đã truy tặng Huân chương Hoa cúc cho cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, sau khi ông qua đời do bị ám sát hôm 8/7. |
Trồng cao su tại Lào tiếp tục có hiệu quả trong những năm tới Trong số những doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư sản xuất có hiệu quả tại Lào, có thể nhắc đến thương hiệu nổi bật là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (CNCSVN). Nhân dịp năm 2022 là thời điểm kỷ niệm dấu mốc đặc biệt trong quan hệ 2 nước, tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Thành, Ủy viên Hội đồng Quản trị, Trưởng ban Kế hoạch Đầu tư, Tập đoàn CNCSVN về kết quả kinh doanh tại Lào và những dự định của Tập đoàn trong thời gian tới. |