Giữ gìn nét đẹp của Tết Việt
Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh hoa mai, hoa đào khoe sắc, mâm ngũ quả… thì không thể thiếu bánh chưng xanh. Đây không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hoá lâu đời của người Việt. Những giá trị quý giá đó đã được người dân huyện Chư Păh (Gia Lai) gìn giữ. Để rồi khi xuân chạm ngõ, những làn khói nghi ngút bốc lên từ nồi luộc bánh chưng, cùng mùi hương của lá dong, gạo nếp khiến không khí Tết về tràn ngập khắp các thôn làng.
Thắm tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào
Cùng với sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, mối quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Nậm Cắn – mảnh đất tiền tiêu
Nơi ấy, có cửa khẩu Quốc tế thông thương với nước bạn Lào; có 4 bản biên giới với nhiều đường mòn, lối mở… Nhưng, Nậm Cắn - mảnh đất tiền tiêu của xứ Nghệ vẫn luôn đảm bảo an ninh trật tự bằng những đóng góp không mệt mỏi của đội ngũ già làng, trưởng bản. Nhờ đó, những bản làng của đồng bào Mông, Thái, Khơ mú đang đổi thay từng ngày bằng các mô hình sinh kế hiệu quả…
Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh
Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Lai Châu: Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
Là tỉnh có nhiều tiềm năng, nhưng do đặc thù địa hình dốc, chia cắt, hạ tầng giao thông chưa thuận tiện nên các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế của tỉnh Lai Châu hiện vẫn còn hạn chế. Xác định được những thách thức đó, Lai Châu đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, tạo cơ hội để khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đặc sản chè Suối Giàng vươn tầm quốc tế
Từ trung tâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cứ ngược dốc đi lên, vòng quanh các vách đá hiểm trở và rừng nguyên sinh, xã Suối Giàng chợt hiện ra với bạt ngàn màu xanh của chè, thấp thoáng bóng những chàng trai, cô gái Mông váy xòe hoa, đeo lù cở trèo trên những cây chè, đôi tay thoăn thoắt, nhẹ nhàng ngắt từng búp để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.
Lai Châu: Đặc sắc những giai điệu của tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất và Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Lai Châu năm 2023, tối 4/11, tại quảng trường Nhân dân TP Lai Châu đã diễn ra chương trình Giao lưu văn nghệ Việt Nam – Trung Quốc.
Đối ngoại nhân dân mở ra nhiều cơ hội phát triển cho tỉnh Trà Vinh
Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, góp phần tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Trà Vinh đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó, nâng cao vị thế của tỉnh, mở ra những cơ hội mới cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Tâm tình của đồng bào Khmer trong mùa Sen Dolta
Lễ Sen Dolta từ lâu được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Những ngày này, trên các phum sóc, đồng bào Khmer vui mừng đón lễ hội truyền thống của dân tộc mình, với niềm thành kính tổ tiên, ước mong về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Nhân dịp này, nhóm phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận những tâm tư, tình cảm, sự tri ân của tăng ni, sư sãi, phật tử Khmer đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào...
Điện về với vùng biên
Được an cư nơi biên giới theo chính sách của Nhà nước, nhiều năm qua, khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo động lực, ý chí và khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho đồng bào ở các bản làng huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Bức khảm thổ cẩm ở bên kia biên giới
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị từ những mô hình kết nghĩa bản – bản
Những năm gần đây, từ những mô hình kết nghĩa bản - bản dọc tuyến biên giới, từ sự thăm thân, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa nhân dân hai bản, hai quốc gia đã góp phần nhân thêm tình hữu nghị tốt đẹp “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” giữa hai nước Việt Nam – Lào.
Réo rắt tiếng khèn trên cao nguyên
Huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) là địa phương có đông đồng bào Mông sinh sống. Trải qua nhiều cuộc thiên di, đồng bào nơi đây vẫn kiên gan “bám đá” để làm nên bề dày lịch sử của một vùng đất và sản sinh ra những nét văn hóa truyền thống độc đáo lâu đời. Về với Cao nguyên Tủa Chùa hôm nay, giữa tầng tầng, lớp lớp đá xám, âm thanh réo rắt của những cây khèn Mông vẫn có sức hút đặc biệt.
Người đi tìm những lời ru “ngủ quên”...
Là một người con dân tộc Tày, dù đã ở tuổi xế chiều, nghệ nhân Nguyễn Thị Điềm (sinh năm 1963 tại Thái Nguyên) vẫn luôn đau đáu trước thực trạng các điệu hát ru truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một. Hiện nay bà cùng một số nghệ nhân khác thuộc các thành viên trong Mạng lưới Tiên phong Việt Nam đã cùng nhau sưu tầm, ghi chép lại những làn điệu lời ru, với mong muốn nét đẹp văn hoá tinh thần của cha ông được kết tinh bao đời sẽ mãi được ngân vang.
Nghi lễ độc đáo trong lễ cưới người Dao đỏ
Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng rất đa dạng. Điển hình như người Dao đỏ, sinh sống tập trung tại bản ở Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ. Mặc dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc khác, nhưng người Dao đỏ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, các nghi thức trong lễ cưới được người Dao đỏ duy trì gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Ý nghĩa cây nêu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Trong các nghi lễ, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, cây nêu chính là biểu tượng tâm linh kết nối giữa trời - đất, con người và thần linh. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có hình thức thể hiện cây nêu mang ý nghĩa riêng.
Giữ nhịp xòe trên quê hương mới
Chúng tôi lắng nghe tiếng nhạc, say sưa theo nhịp múa uyển chuyển của chị em trong Đội văn nghệ múa xòe người Thái ở thôn 9, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Lập nghiệp trên quê hương mới, đồng bào Thái vẫn gìn giữ, phát huy điệu múa xòe truyền thống của dân tộc.
Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao
Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý (thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) ngày ngày cần mẫn sáng tạo nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn không chỉ “giữ hồn” giá trị văn hóa của trang phục truyền thống, mà còn góp phần làm nên sức sống cho những sắc màu thổ cẩm, để dòng chảy của những giá trị văn hóa dân tộc Dao mãi được nối dài.
Chiếc khăn piêu trong đời sống văn hóa dân tộc Thái Lai Châu
Trang phục là một trong những nét văn hóa độc đáo riêng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta có thể phân biệt hay nhận dạng được dân tộc này với dân tộc khác, nhóm địa phương này với nhóm địa phương khác. Với người Thái đen ở Lai Châu, khăn piêu trở thành biểu tượng, chứa đựng nhiều ý nghĩa đời sống và tâm linh sâu sắc.
Làng Le - Nơi lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất tỉnh Kon Tum
Cùng với việc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tích cực tham gia bảo tồn, khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện, đồng bào Rơ Măm ở làng Le còn lưu giữ 3 bộ cồng chiêng tập thể và 34 bộ cồng chiêng của cá nhân. Đây là ngôi làng còn lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất hiện nay ở Kon Tum.
Đọc nhiều
Xe buýt Hà Nội tăng 29 tuyến mỗi ngày phục vụ Tết
TĐO - Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết sẽ tăng cường thêm 29 xe buýt/ngày tại 22 tuyến buýt để sẵn sàng tăng cường giải tỏa khi lượng hành khách tăng đột biến vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Thư chúc Tết Giáp Thìn của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, tôi xin chân thành gửi đến những người làm công tác đối ngoại nhân dân, bạn bè, đối tác cùng toàn thể quý bạn đọc của Tạp chí Thời Đại những lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Xuân Giáp Thìn!
Hà Nội mưa lạnh kéo dài, độ ẩm tăng cao đến 98%
TĐO - Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, hôm nay (17/3), Bắc Bộ vẫn còn mưa, tại Hà Nội có mưa nhỏ, thời tiết ẩm ướt, độ ẩm từ 75 - 98%.
Hà Nội triển khai hệ thống giao thông thông minh 10 chức năng
Hệ thống giao thông thông minh cùng lúc tích hợp 10 chức năng về điều hành, quản lý sẽ được Hà Nội và Công ty Cổ phần FPT xây dựng.
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị
Bà Rịa - Vũng Tàu tri ân, xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài
Ngày 22/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức gặp gỡ tri ân và xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2024.
[Infographic] Bảo tồn di sản - Xây dựng tương lai bền vững
Di sản văn hóa Việt Nam không chỉ là những giá trị lịch sử, nghệ thuật mà còn là cội nguồn sức mạnh tinh thần, khẳng định bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc gìn giữ và phát huy di sản trở thành một nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ để bảo vệ những giá trị truyền thống mà còn để xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển bền vững.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới
Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.