Sẽ tổ chức lễ dâng y tắm mưa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Anh Vũ (T/H) 06/07/2022 19:22 | Tập tục
![]() |
Ngày 10/7, Lễ dâng y tắm mưa theo truyền thống Phật giáo Nam Tông sẽ được tổ chức tại quần thể chùa Khmer, đây là một trong hoạt động tháng 7 với chủ đề “Làng với tuổi thơ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). |
Lễ dâng y tắm mưa là nghi thức có từ thời Đức Phật còn tại thế, trước khi Chư tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ. Vào ngày lễ này các gia đình phật tử tập trung tại chùa dâng cúng đến chư tăng các tứ vật dụng cần thiết và lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục trong 3 tháng nhập hạ, ngày này đánh dấu thời điểm an cư bắt đầu tại một ngôi chùa. Các phật tử tại chùa Khmer chuẩn bị dâng các vật dụng cần thiết cho các sư trong mùa an cư kiết hạ, mong cầu một mùa an cư bình an.
Lễ dâng y tắm mưa do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc thuộc Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp, hỗ trợ Sư trụ trì chùa Khmer và các sư đang tu tập tại chùa, các nhóm phật tử thập phương tổ chức
Dâng y tắm mưa đã trở thành 1 nét văn hóa riêng trong Phật giáo Nguyên Thuỷ, Tắm theo nghĩa đen để làm sạch cơ thể, để gội rửa những cái dơ bẩn bám trong con người. Nghĩa xa hơn, rộng hơn thì ngoài gột rửa thân ta cũng nên gột rửa tâm cho sạch sẽ, làm trôi đi những pháp bất thiện đã khởi sanh.
Lễ dâng y tắm mưa sẽ diễn ra từ 08h00 - 10h30, ngày 10/7/2022 (Chủ Nhật) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, phật tử và du khách tham quan có thể thu xếp thời gian tham gia và theo dõi buổi lễ ý nghĩa này./.
Dâng y tắm mưa là nghi thức có từ ngày xưa, mục đích ban đầu tín nữ Visakha xin dâng y tắm mưa, vì khi bà đến chùa gặp những vị sư tắm mưa không có y phục, nên bà phát tâm xin phật dâng y để chư tăng sử dụng thuận lợi trong suốt ba tháng an cư mùa mưa.
Nghi lễ đã trở thành một lễ hội tôn nghiêm, long trọng và thiêng liêng. Các Phật tử tại gia ngoài dâng y - phẩm vật trong đại lễ để tưởng nhớ về nghi thức mà Đức Phật giáo truyền, còn dâng lên chư Tăng các phẩm vật khác để tỏ lòng tri ân và cúng dường lên hàng xuất gia.
Đáng chú ý
Người Việt là lực lượng lao động người nước ngoài đông nhất ở Nhật Bản


Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ngày càng củng cố, vững mạnh

Thu hút du khách quốc tế qua Triển lãm “Sắc xuân Quý Mão” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
Bài viết mới
Nét đẹp lễ hội đua thuyền truyền thống đầu năm mới

Độc đáo phiên chợ âm dương vùng Kinh Bắc

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.