Tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam vào tháng 11/2022
Anh Vũ (T/H) 30/06/2022 09:47 | Điểm đến
![]() |
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2022" tôn vinh giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Ảnh: VOV |
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, BQL Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp tổ chức.
Sự kiện nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời tái hiện, giới thiệu các hoạt động của đồng bào dân tộc tại "ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với du khách trong nước và quốc tế.
Diễn ra từ ngày 18 - 23/11/2022 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, theo Kế hoạch, Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2022 sẽ có 5 nhóm hoạt động chính gồm:
Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022 và "Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022". Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam". Chương trình diễn ra từ 20h00 - 22h00 ngày 18/11/2022 tại Sân khấu Nổi.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra vào ngày 18/11/2022 tại Khu các làng dân tộc.
Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I. Trong khuôn khổ liên hoan có nhiều chương trình như: Hội nghị Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc; Hội thảo "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"; Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I; Trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và Trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc; Triển lãm trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc…
Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2022 diễn ra từ ngày 18 - 23/11/2022. Giải đấu dành cho các vận động viên chuyên nghiệp được tuyển chọn từ các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tại giải, các vận động viên thi đấu nội dung vật dân tộc ở các hạng cân. Với mục đích thúc đẩy phong trào tập luyện môn Vật dân4tộc trong thanh, thiếu niên, góp phần gìn giữ, bảo tồn môn thể thao truyền thống,đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, giải trí trong nhân dân. Đây là giải có chất lượng chuyên môn cao, quy tụ được những vận động viên hàng đầu quốc gia.
Tái hiện những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc như tái hiện Lễ kết nghĩa mẹ con của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk. Thời gian tổ chức là ngày 19/11/2022 tại Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II;
Giới thiệu Nghệ thuật Bài chòi và Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên từ ngày 19/11/2022 đến ngày 20/11/2022. tại không gian làng dân tộc II;
Giới thiệu sắc màu văn hoá của đồng bào Chăm tỉnh An Giang qua tái hiện nghi thức lễ đặt tên được tổ chức vào ngày 20/11/2022 tại Không gian làng dân tộc Chăm, Khu các làng dân tộc III. Ngoài ra, Ngày hội văn hoá Chăm qua chương trình dân ca dân vũ, dân nhạc và giớithiệu nghề thủ công truyền thống...
Hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Từ ngày 18/11/2022 đến ngày 23/11/2022 sẽ giới thiệu, tái hiện nét văn hoá trong cuộc sống hàng ngày, phong tục tậpquán, nghi lễ, trang phục, dân ca dân vũ, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, tròchơi dân gian…của các nhóm cộng đồng đang hoạt động hàng ngày tại Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dântộc Mông, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Tà Ôi, dân tộcBa Na, dân tộc Xơ Đăng, dân tộc Cơ Tu, dân tộc Ê Đê, dân tộc Khmer.
Đồng thời giới thiệu Ngày hội Đại đoàn kết của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”; Giới thiệu sắc màu văn hóa của các nhóm cộng đồng qua hoạt động trảinghiệm văn hoá truyền thống tại mỗi không gian các làng dân tộc; Giới thiệu, quảng bá văn hoá - du lịch của địa phương tham gia Tuần “Đạiđoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”.
Đáng chú ý
Khám phá kiến trúc chùa Khmer độc đáo ở Trà Vinh

Bài viết mới
Đà Nẵng kích hoạt thị trường du lịch Hàn Quốc với nhiều sản phẩm mới

Tạp chí Travel and Leisure gợi ý Đà Nẵng là điểm đến du lịch theo nhóm lý tưởng của thế giới

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |