Sẽ tiêu huỷ ngay các sản phẩm từ lợn vận chuyển bất hợp pháp?
Phó Thủ tướng ra chỉ đạo nóng bình ổn giá thịt lợn Khủng hoảng thịt lợn đẩy mức lạm phát Trung Quốc lên cao kỷ lục Khách Việt bị trục xuất, cấm nhập cảnh 3 năm vì đem thịt lợn vào Úc |
Bệnh DTLCP đang từng bước được kiểm soát tốt. Ảnh: VGP. |
Báo cáo từ các địa phương và phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy: Trong thời gian gần đây đã và đang xảy ra tình trạng vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm lợn giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), bệnh DTLCP đang xảy ra trầm trọng và diễn biến phức tạp tại các nước xung quanh Việt Nam. Do đó, nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, nguy cơ các loại mầm bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào nước ta là rất cao.
Để ngăn chặn bệnh DTLCP và các loại dịch bệnh khác có thể phát sinh, tiến tới sớm kiểm soát được dịch bệnh, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống DTLCP (Ban Chỉ đạo quốc gia) vừa công văn gửi Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia); Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn, ra vào Việt Nam.
Đồng thời, chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thịt lợn đang tăng giá từng ngày. Ảnh minh hoạ. |
Bên cạnh đó, thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào Việt Nam.
Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.
Đặc biệt, trong trường hợp bắt được các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay. Trước khi tiêu hủy lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh.
Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương; phối hợp tổ chức áp dụng các biện pháp triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành…
Xem xét tăng nhập khẩu để bình ổn giá thịt lợn Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), giá lợn hơi miền Bắc đã tăng khá nhiều so với cuối tháng 9. Trên thị trường, giá thịt lợn cũng đang tăng liên tục trong những ngày qua, có lúc đạt mức 60.000 đồng/kg. Dù giá lợn tăng cao ngất ngưởng, song tại nhiều địa phương, thương lái vẫn phải vất vả lùng mua lợn trong khi khá ít trang trại có lợn xuất chuồng "trúng" thời điểm được giá này. Nguyên nhân là do thiếu vốn tái đàn cộng thêm ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi, nhất là sau đợt bão lụt xảy ra hồi tháng 9 khiến diễn biến dịch bệnh phát sinh nhanh và phức tạp nên người chăn nuôi tranh thủ bán sớm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá cũng đã ra chỉ đạo nóng về việc bình ổn giá thịt lợn trong thời gian tới, theo đó cân nhắc phương án nhập khẩu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt trong nước. |