Sẽ sửa đổi nhiều nội dung trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Trường hợp nào người lao động không làm việc vẫn được hưởng nguyên lương? |
Hàng trăm lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tư vấn về nước đúng thời hạn |
(Ảnh minh hoạ) |
Dự án Luật tập trung vào 6 nhóm nội dung: Sửa đổi, bổ sung các loại hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở các hình thức đi làm việc ở nước ngoài của Luật hiện hành; Minh bạch hóa quy định và nâng cao điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tuyển chọn, đào tạo lao động và chuẩn hóa nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; Chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với thực tế thị trường, xu hướng quốc tế, đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động; Các quy định về hình thức tổ chức và mở rộng phạm vi hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nội dung dự án cũng đề cập đến việc minh bạch hóa các quy định, nâng cao điều kiện đầu tư kinh doanh đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định về hình thức tổ chức và mở rộng phạm vi hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Dự án Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Trung ương, Văn kiện Đại hội Đảng cũng như các Chỉ thị của Bộ Chính trị trong điều kiện lực lượng lao đông trong nước dồi dào, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn khá phổ biến, khả năng tạo việc làm trong nước còn hạn chế thì hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc là một chủ trương nhất quán và quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – TBXH), cho biết: Quan điểm chỉ đạo khi xây dựng Luật, thứ nhất là, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo mọi hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được điều chỉnh trong Luật. Hai là, hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ba là đảm bảo điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đủ để lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực về cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Bốn là đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai minh bạch về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời, đảm bao sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Sổ tay hướng dẫn cư trú và lao động dành cho người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng “Sổ tay hướng dẫn cư trú và lao động”, trong đó cung cấp đầy đủ những thông tin ... |
Mặc gì để không gặp rắc rối khi đi du lịch ở nước ngoài? Quá xuề xòa hoặc không biết đến phong tục của địa phương mà mặc đồ cấm kị là những lỗi mà du khách hay mắc ... |
Hàng trăm lao động Việt Nam tham dự Lễ hội lao động nước ngoài tại Hàn Quốc Hàng trăm lao động người Việt Nam từ nhiều nơi trên khắp Hàn Quốc đã tới tham dự Lễ hội lao động nước ngoài tại ... |