Xuất khẩu lao động năm 2019 đạt kỉ lục trong 5 năm qua
Việt Nam, Lào chung sức thúc đẩy hoạt động cán bộ ngoại giao nữ Cộng đồng ASEAN Người Việt Nam ở nước ngoài đặt niềm tin ở VUFO trong nhiệm kỳ mới |
Lao động Việt Nam làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc. (Nguồn: Dân sinh) |
Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm nay tăng hơn 28.000 người so với mục tiêu người đặt ra. Trước đó, năm 2018 cũng ghi nhận số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài rất cao, hơn 142.000 người. Như vậy, đây cũng là năm thứ 5 số lượng lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài liên tục vượt mốc 115.000 người kể từ năm 2015.
Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thị trường lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhiều nhất trong năm qua. Tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Báo Nhân dân trích lời Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cho biết, nhiều thị trường mới, tiềm năng ở khu vực châu Âu đã được mở. Bản Ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động kỹ năng đặc định” cũng được ký kết vào tháng 7/2019 nhằm tăng cường bảo hộ, tạo thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước.
Thêm vào đó, chất lượng các chương trình đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng cũng được đảm bảo, thu hút nhiều lao động có kỹ năng cao. Số lượng lao động đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…liên tục tăng.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như tình trạng lao động làm việc ở nước ngoài bỏ hợp đồng, trốn ở lại, gây ảnh hưởng đến hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để giải quyết tình trạng này, Việt Nam đã cùng Hàn Quốc triển khai các giải pháp nhằm tuyên truyền vận động và quản lý tốt hơn số lao động bất hợp pháp người Việt tại nước này. Nhờ đó, tỷ lệ lao động trong chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp giảm mạnh, còn 26% trên toàn quốc.
Song song với đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, các chương trình tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải triển khai đồng bộ và làm tốt công tác đào tạo ý thức tuân thủ pháp luật cho người lao động. Công tác tuyển chọn ban đầu phải thật chặt chẽ, dứt khoát không chọn từ những địa bàn có nhiều lao động bỏ trốn; ưu tiên thị trường bền vững và tiềm năng như địa bàn Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Trong năm tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổng kết chiến lược xuất khẩu lao động. Đồng thời, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cũng được trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội. Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi lần I đã được đăng tải rộng rãi trên mạng để các chuyên gia, doanh nghiệp cũng như người dân quan tâm cho ý kiến tới hết tháng 2/2020./.
Xem thêm
Sổ tay hướng dẫn cư trú và lao động dành cho người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng “Sổ tay hướng dẫn cư trú và lao động”, trong đó cung cấp đầy đủ những thông tin ... |
Nghệ An: Khởi tố vụ án tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài lao động trái phép Cơ quan An ninh Đối ngoại, Công an tỉnh Nghệ An, vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành ... |
Hàng trăm lao động Việt Nam tham dự Lễ hội lao động nước ngoài tại Hàn Quốc Hàng trăm lao động người Việt Nam từ nhiều nơi trên khắp Hàn Quốc đã tới tham dự Lễ hội lao động nước ngoài tại ... |