Quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội, TP. HCM chỉ chiếm 9%
Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội cho hay: Từ khi Luật Đất đai có hiệu lực năm 2013 đến hết năm 2018, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều bất cập.
Báo cáo là kết quả của quá trình làm việc với Chính phủ, 7 Bộ, ngành, 12 địa phương (trong đó có những nơi được coi là "điểm nóng" về đất đai như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng…), các doanh nghiệp bất động sản lớn trên phạm vi cả nước và khảo sát 40 dự án sử dụng đất tại đô thị.
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2006-2011, có khoảng 2.500 dự án nhà ở được cấp phép trong cả nước. Tuy nhiên, việc ban hành quy chế quản lý kiến trúc còn chậm, ảnh hưởng công tác quy hoạch. Nhiều địa phương còn chậm phê duyệt các quy hoạch phân khu (tỷ lệ quy hoạch chi tiết mới đạt 37% so với tổng số đất đô thị quy hoạch), gây ra tình trạng quản lý không đồng bộ.
Còn nhiều bất cập trong công tác sử dụng, quản lý đất đai. Ảnh minh hoạ. |
Một số địa phương còn chậm ban hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng giai đoạn 2016-2010, ảnh hưởng đến việc phê duyệt, cấp phép, giám sát các dự án. Hiện, còn 5 tỉnh/thành phố chưa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất: Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Nam, Bến Tre và Cà Mau.
Trong khi đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, có 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 đến 6 lần trên phạm vi cả nước. Việc điều chỉnh chủ yếu theo hướng tăng số lượng tầng cao thêm, tăng diện tích sàn thương mại, bổ sung nhà ở, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất; giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật… Ví dụ như công trình nhà 8B Lê Trực (Hà Nội) xây dựng sai giấy phép, tự ý tăng chiều cao các tầng...
Các công trình cao tầng có xu hướng co cụm vào trung tâm, khoảng 80% công trình cao tầng nằm trong nội đô Hà Nội mà chưa kết hợp hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Việc di dời các bộ ngành, các cơ sở công nghiệp, giáo dục ra khỏi nội đô nhìn chung còn chậm. Một số cơ quan, đơn vị sử dụng trụ sở cũ làm cơ sở 2 hoặc kinh doanh thương mại, không ưu tiên bổ sung hạ tầng xã hội.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: VGP. |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ: Quỹ đất dành cho giao thông ở hai đô thị lớn Hà Nội và TP. HCM chỉ chiếm 9%, trong khi trong khi quy hoạch phải đạt từ 20-26% với đô thị trung tâm, từ 18-23% với đô thị vệ tinh, 16-20% với các thị trấn. Tỷ lệ đất dành cho đỗ xe, bến bãi cũng quá thấp, dưới 1% trong khi yêu cầu đặt ra là từ 3-4%.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy việc sử dụng các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT) ở nhiều địa phương còn bất cập, thể hiện cụ thể ở việc xác định giá đất, quỹ đất, chênh lệch giá trị quỹ đất dùng để thanh toán. Phần lớn dự án BT lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu.
Nhận định về thực trạng này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là chưa phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013, là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước.
Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị, để làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan. Giải pháp xử lý khắc phục cần được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2019.
Đề nghị dừng việc dùng quỹ đất để thanh toán cho các dự án BT Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hoá) cho rằng một phần lớn địa tô đang nằm ngoài ngân sách. Việc bàn giao đất trên thực địa tại địa phương khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất... là vi phạm nghiêm trọng. Ông Mai Sỹ Diến bày tỏ sự tiếc nuối khi các báo cáo kiểm toán, thanh tra và giám sát chưa nêu "địa chỉ" cụ thể các dự án điều chỉnh quy hoạch vì nhóm lợi ích. Thực tế 5 năm qua, hàng nghìn tỷ đồng, hàng nghìn hecta đất bị thu hồi và nhiều cán bộ bị xử lý. ĐB đoàn Thanh Hóa nhấn mạnh việc có biểu hiện ưu ái "sân sau" của người có thẩm quyền và thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Trước bất cập trong giao, cho thuê đất và xác định giá đất "vì nhóm lợi ích", ĐB Mai Sỹ Diến đề nghị dừng việc dùng quỹ đất để thanh toán cho các dự án BT. |
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được điều chỉnh cục bộ thế nào? Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, ... |
Thủ tướng: Xử lý nghiêm những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng Nhấn mạnh tinh thần kết hợp kinh tế với quốc phòng, Thủ tướng nêu rõ việc phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm ... |
Tiếp tục thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng ở Sóc Sơn TĐO - TP.Hà Nội đang tiến hành thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự xây dựng tại xã ... |
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất TĐO - Sáng 15/6, Quốc hội yêu cầu rà soát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình thực thi pháp luật về đất đai, ... |
Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng TĐO-Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ ... |