Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
09:44 | 28/10/2015 GMT+7

Quan chức Mỹ: Washington sẽ điều thêm tàu chiến đến Biển Đông

aa
AFP đưa tin, một quan chức Mỹ ngày 27/10 cho biết Hải quân nước này sẽ điều thêm các tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Trong khi đó, ông John McCain đã hoan nghênh quyết định của Chính quyền Tổng thống Barack Obama điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông

quan chuc my washington se dieu them tau chien den bien dong

Quan chức yêu cầu giấu tên trên khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm lại một lần nữa. Chúng tôi đi trên những vùng biển quốc tế vào thời điểm và khu vực theo lựa chọn của chúng tôi.”

Trước đó cùng ngày, khi điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề nghị có thêm hoạt động tại khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.

Ông Carter nêu rõ: “Chúng ta đang hành động dựa trên cơ sở rằng chúng ta sẽ bay, đi trên biển và hoạt động tại bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép và vào bất cứ khi nào các nhu cầu về hoạt động của chúng ta cần đến.”

Washington đã từng nhiều lần tuyên bố nước này không công nhận những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển ở xung quanh các đảo nhân tạo trên Biển Đông.

quan chuc my washington se dieu them tau chien den bien dong

Bản đồ khu vực tàu Mỹ đi tuần tra - Nguồn: AMTI, Đồ họa: Tấn Đạt-TTO

Các nghị sỹ Mỹ ủng hộ hoạt động tuần tra của hải quân ở Biển Đông

Ngày 27/10, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, ông John McCain, đã hoan nghênh quyết định của Chính quyền Tổng thống Barack Obama điều tàu chiến tiến hành hoạt động tuần tra ở Biển Đông, song cho rằng động thái này đáng lẽ phải được triển khai từ lâu.

Trong một tuyên bố bằng văn bản, Thượng nghị sỹ McCain nêu rõ: “Tôi vui mừng trước việc Hải quân Mỹ cuối cùng cũng được cho phép tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể đá nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.”

Tuy nhiên, ông McCain cũng chỉ trích Nhà Trắng đưa ra quyết định trên quá chậm chạp, đồng thời hối thúc tiến hành thường xuyên các chuyến tuần tra như vậy.

Trong khi đó, Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Các lực lượng và Sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, cũng hoan nghênh quyết định trên của Hải quân Mỹ

Ông Randy Forbes cho rằng: "Việc các tàu Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông là cần thiết và là một hành động phản ứng muộn màng trước cách hành xử gây bất ổn khu vực của Bắc Kinh. Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng Trung Quốc không có tuyên bố hợp pháp nào đối với chủ quyền tại các vùng biển này và giờ chính là thời điểm để Chính quyền Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ đối với tự do hàng hải và đảm bảo hòa bình-ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương.”

Trước đó, Hạ nghị sỹ Randy Forbes là người đứng đầu một nhóm 29 nghị sỹ lưỡng Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ hối thúc Tổng thống Obama cho phép triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực này.

Mỹ đưa tàu USS Lassen tuần tra có tính toán

Liên quan vụ việc, Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn với ông Lê Văn Nghiêm - cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và truyền thông) - chiều 27-10.

quan chuc my washington se dieu them tau chien den bien dong

Ông Lê Văn Nghiêm


* Xin ông bình luận về việc Mỹ điều tàu USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?

- Mỹ đã nắm rõ luật pháp quốc tế cho phép Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải và tự do hàng không ở những khu vực trên.

Theo tôi được biết, Mỹ đã tham khảo ý kiến của rất nhiều luật sư, chuyên gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao. Họ tham mưu từ rất lâu rồi.

Họ cũng tham khảo và nhận được sự ủng hộ của các đồng minh và các nước bạn như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Philippines.

Ngoài ra, Mỹ cũng hiểu rằng tự do hàng hải không chỉ là quyền của Mỹ mà còn của tất cả các nước trên thế giới. Cho nên Mỹ làm việc này trước hết vì lợi ích của Mỹ, và cũng vì lợi ích của nhiều nước khác trên thế giới. Hành động của Mỹ đã giúp ngăn chặn yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

* Thưa ông, tại sao Mỹ lại chọn khu vực quanh bãi Su Bi và Đá Vành Khăn để tuần tra mà không phải là những khu vực khác?

- Mỹ chọn tuần tra sát các bãi Su Bi, Đá Vành Khăn và Gia Ven vì có sự đồng thuận của các học giả lớn trên thế giới. Ba vị trí này là bãi cạn, nó chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao chứ không phải là đảo đá gì cả.

Trong hồ sơ của Philippines kiện Trung Quốc, Philippines cũng nói là ba vị trí này là bãi cạn, không phải đảo đá. Ba vị trí này dù Trung Quốc xây đảo nhân tạo cũng có hành lang an toàn tối đa là 500m.

Chiếu theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ đuối lý nếu như họ phản đối hành động của Mỹ. Cuộc này giống như cuộc phân xử trước công luận quốc tế, trong đó Trung Quốc rõ ràng đuối lý.

* Hoạt động tuần tra của tàu Mỹ có lợi gì cho các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam?

- Hành động này của Mỹ có lợi cho các nước trên thế giới nói chung và các nước ở Đông Nam Á nói riêng. Đó là ngăn chặn việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền xung quanh các đảo nhân tạo.

Rõ ràng, Trung Quốc thực thi yêu sách chủ quyền trái phép, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và bây giờ lại đòi chiếm vùng biển phụ cận xung quanh đảo nhân tạo nữa. Bây giờ họ đòi vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo.

Sau khi đòi được 12 hải lý rồi thì họ lại đòi tiếp 200 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế). Nghĩa là họ lộ rõ ý đồ muốn chiếm hết biển của các nước xung quanh rồi. Mỹ làm điều này buộc Trung Quốc phải xem lại yêu sách phi lý đòi vùng biển cho các đảo nhân tạo.

Chủ quyền và vùng biển của Việt Nam là ở đó chứ tại sao là của Trung Quốc được. Sau này luật pháp sẽ phân xử vùng nào là của Philippines, vùng nào là của Việt Nam, và vùng nào là vùng biển quốc tế.

* Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng việc Mỹ đưa tàu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo là quá trễ vì Trung Quốc đã xây xong đảo nhân tạo và được cho là đã quân sự hóa các đảo này. Ý kiến của ông như thế nào?


- Tất nhiên là hành động của Mỹ và các nước trên thế giới ngăn chặn được việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ngay từ đầu là tuyệt vời. Nhưng mọi chuyện đã rồi. Việc Mỹ đưa tàu hải quân đến tuần tra sẽ có tác dụng ngăn chặn những bước đi tiếp theo của Trung Quốc.

Khi có sự giám sát thường xuyên, cộng đồng quốc tế sẽ biết được Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo nhân tạo hay chưa, qua đó góp phần ngăn hành động quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Do đó, theo tôi, hành động của Mỹ đã ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc chiếm hết quần đảo Trường Sa.

* TS Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ): Mỹ hành động hợp pháp

Việc đưa tàu USS Lassen đi tuần tra là một tín hiệu rất tốt, thể hiện sự quyết tâm của Mỹ về việc bảo đảm thượng tôn pháp luật cũng như tự do an ninh hàng hải hàng không ở Biển Đông.

Theo luật pháp quốc tế, các thực thể mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo lên chỉ có vùng an toàn 500m tính từ các thực thể này. Do đó việc Mỹ đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý (22km) của các đảo nhân tạo này là điều hoàn toàn hợp pháp vì đây là vùng biển quốc tế.

Dĩ nhiên chúng ta không mong muốn có đụng độ trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng chúng ta hoan nghênh việc các nước hành động theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung của các nước.

Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng về mặt ngoại giao nhưng khó khăn xảy ra đụng độ trên biển.

Có hai lý do chính về việc Trung Quốc không muốn đụng độ: một là Trung Quốc tự lượng sức mình, họ biết lực lượng hải quân của mình không thể so sánh với Mỹ; hai là Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nào để phản đối hành động của Mỹ.

Hành vi xây đảo nhân tạo trái phép của họ không những vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế mà còn từ nhiều người dân, chuyên gia trong nước họ.

Tôi nghĩ những học giả, chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về các đảo nhân tạo đều hiểu rằng hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là trái phép.

* GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc): Lẽ ra phải làm từ năm 2014

Sự tuần tra bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ theo tôi là quá trễ. Lẽ ra Mỹ phải làm chuyện này từ năm 2014 khi có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xây đảo nhân tạo.

Việc Mỹ tuần tra sẽ không ngăn Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo. Trung Quốc vẫn đủ thời gian quân sự hóa các đảo nhân tạo này để phục vụ mục đích của họ.

Theo tôi, sắp tới Trung Quốc sẽ tung thông tin và tiến hành các chiến dịch pháp lý để cố gắng ngăn Mỹ tiếp tục các cuộc tuần tra. Những chiến dịch này sẽ nhắm vào các quốc gia trong khu vực với mục tiêu khiến các quốc gia này lo ngại rằng hành động của Mỹ đang gây bất ổn trong khu vực.

Tôi nghĩ Mỹ phải thay đổi lập trường không đứng về phía nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ phải cứng rắn trong việc bảo đảm nguyên trạng ở Biển Đông và phản đối các hành động đơn phương có hậu quả mang tính chiến lược.

Mỹ phải tham gia với Philippines để bảo đảm các ngư dân Philippines có thể trở lại bãi cạn Scarborough. Lính thủy quân lục chiến Mỹ nên tham gia với binh sĩ Philippines ở bãi cạn James do Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc lại đưa các tàu bán quân sự đổ bộ lên.

Nói theo cách khác, Mỹ phải thực hiện các chiến lược để phục hồi nguyên trạng và ngăn chặn các âm mưu thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc.

* Gs Zach Abuza (Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ): Sẽ không có xung đột quân sự

Quan điểm của tôi là những hành động bảo đảm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lẽ ra nên tiến hành ngay từ lúc Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo vì ai cũng biết rõ những đảo này không có căn cứ pháp lý.

Do đó, Mỹ phải thường xuyên có những động thái như việc tuyên bố triển khai tàu khu trục vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc như ngày 27-10 (giờ Việt Nam).

Tôi cho rằng Trung Quốc đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Họ lo lắng nếu nhượng bộ Mỹ thì người dân trong nước sẽ phản ứng mạnh vì như bạn biết người dân Trung Quốc có chủ nghĩa dân tộc rất mạnh mẽ.

Nhưng nếu Trung Quốc tham gia vào xung đột quân sự với Mỹ và thua, thậm chí chỉ là trong một cuộc đụng độ nhỏ, sự chính đáng và tất cả những mục tiêu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực theo đuổi sẽ bị giáng một đòn nặng nề. Do đó tôi cho rằng sẽ không có xung đột quân sự trong tương lai gần.

Hành động xây đảo của Trung Quốc trong những năm vừa qua đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Một số nhân vật trong giới lãnh đạo của Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng Trung Quốc đang định nghĩa luật quốc tế theo cách của riêng họ.

Theo VietnamPlus

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự chú ý tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự chú ý tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Lễ hội ManiFiesta (Đoàn kết), sự kiện thường niên do đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức, đã trở thành một điểm gặp gỡ quan trọng cho những người lao động và tầng lớp lao động trên toàn nước Bỉ. Diễn ra trong hai ngày 7 - 8/9 tại thành phố biển Ostende, lễ hội năm nay chào đón hơn 15.000 khách tham quan, với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú.
Dân tộc “tri âm”

Dân tộc “tri âm”

Đất nước Nga đào tạo hàng triệu sinh viên, học sinh từ khắp thế giới nhưng cũng chỉ người Việt Nam là các thầy cô Nga nhận làm ruột thịt nhiều nhất, bền nhất và thật nhất. Phần lớn những người Việt đã từng sống ở Nga, kết tình với người Nga đều chung tâm cảm rằng: cứ nghe đến Nga hay Liên Xô thì đã mừng rỡ, bồi hồi và tin tưởng, thân thương lắm rồi. Lòng không chút gợn, không chút hoài nghi. Nói cười không cần giao đãi…
Thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 – 2025

Thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 – 2025

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2023 - 2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư động viên, nhắn nhủ đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành giáo dục, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên trên cả nước.
Việt Nam - Nhật Bản nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ hai nước

Việt Nam - Nhật Bản nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ hai nước

Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Đọc nhiều

Kiều bào muôn phương hướng về quê hương trong cơn bão lũ

Kiều bào muôn phương hướng về quê hương trong cơn bão lũ

Những ngày qua, hình ảnh lũ lụt gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh phía Bắc không chỉ khiến người dân trong nước lo lắng, mà còn chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt xa xứ. Từ khắp nơi trên thế giới, kiều bào không ngừng theo dõi diễn biến bão lũ và chung tay tổ chức các hoạt động quyên góp, hỗ trợ cho bà con vùng bị thiệt hại.
Người Việt tại Nhật Bản quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Người Việt tại Nhật Bản quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại trong cơn bão số 3 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại Nhật Bản, Đại sứ quán Việt Nam và Liên Hiệp hội người Việt Nam cùng các hội đoàn người Việt Nam đã chính thức phát động chiến dịch kêu gọi quyên góp ủng hộ khẩn cấp.
[Ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam - Lào

[Ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, ngày 11/9 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã gặp gỡ cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam và thế hệ trẻ Việt Nam - Lào. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm dự buổi gặp gỡ.
Bốn chữ "tình" gắn bó Việt - Lào

Bốn chữ "tình" gắn bó Việt - Lào

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được kết tinh bởi bốn chữ "tình": tình đồng chí, tình đoàn kết, tình anh em, tình bạn.
Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Ngày 11/9, một ngư dân bị tai nạn, đứt lìa cổ chân được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cứu chữa kịp thời và bàn giao bệnh nhân đưa vào vào bờ tiếp tục điều trị.
Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động