Quả ngọt từ nguồn hỗ trợ phi chính phủ ở Hậu Giang: Bài 1 - Khoác áo mới cho giáo dục vùng khó
Các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ đồng hành cùng Quảng Trị (Việt Nam) khắc phục hậu quả chiến tranh |
8 tổ chức phi chính phủ ký kết Biên bản ghi nhớ với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế |
Tổ chức SCC tiếp sức đến trường cho nhiều học sinh khó khăn qua các suất học bổng, các phần quà. |
Những điểm trường, thư viện hiện đại được đầu tư hàng tỉ đồng, đã góp phần phục vụ nhu cầu dạy và học, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho địa phương.
Xóa rào cản trong giáo dục
Với mục tiêu “Xóa bỏ rào cản trong giáo dục”, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn thuộc những vùng sâu có cơ hội được tiếp cận môi trường học đường thân thiện và an toàn, năm 2014 Tổ chức Saigon Children’s Charity (SCC - Hội Từ thiện trẻ em Sài Gòn), một Tổ chức phi chính phủ của Vương Quốc Anh, đã chọn Hậu Giang là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Dự án Cải tạo trường mẫu giáo và trường tiểu học ở các xã nghèo, hoạt động nằm trong chương trình “Xây trường và phát triển môi trường học đường”. Cũng nhờ đó, những điểm trường với phòng học tạm bợ trên địa bàn tỉnh dần thay bằng những phòng học khang trang, kiên cố.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Mỹ 3, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trường được Tổ chức SCC vận động hỗ trợ xây dựng một điểm mới gồm 5 phòng học, nhờ đó học sinh không còn phải xăn quần đến lớp vào các tháng nước nổi nữa. Thầy cô cùng phụ huynh và học sinh, ai cũng phấn khởi khi có được phòng lớp mới khang trang”. Trường Tiểu học Hòa Mỹ 3 ngoài điểm chính trường có một điểm phụ ở ấp 5. Trước đây, điểm phụ của trường có 3 phòng học, với khoảng hơn 100 học sinh, phòng học xây dựng lâu, nên xuống cấp, phần sân trường và nền các lớp học thấp, các tháng đầu năm học thường xuyên bị ngập. Trước khó khăn đó, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã vận động Tổ chức SCC hỗ trợ xây dựng điểm học mới gồm 5 phòng cho trường, với tổng kinh phí vận động hỗ trợ hơn 1,3 tỉ đồng. Điểm trường được Tổ chức SCC hỗ trợ xây dựng cho Trường Tiểu học Hòa Mỹ 3, không chỉ giải quyết tình trạng thiếu phòng lớp, còn góp phần giúp trường dần hoàn thiện tiêu chí về cơ sở vật chất, tiến tới xây dựng thành trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2021.
Tính đến thời điểm hiện nay, chương trình “Xây trường và phát triển môi trường học đường” của Tổ chức SCC đã tập trung xây dựng mới và cải tạo cho gần 35 điểm trường mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ. Chương trình đã vận động hỗ trợ xây dựng phòng học, sân trường, cùng một số hạng mục phụ trợ khác… với tổng kinh phí vận động hỗ trợ hơn 25 tỉ đồng. Ngoài tập trung vận động xây dựng trường lớp, SCC còn cấp học bổng dài hạn cho khoảng gần 70 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
Phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh vùng sâu
Không chỉ tranh thủ sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, từ năm 2017 Trường Tiểu học Tân Bình 1, huyện Phụng Hiệp, được Quỹ Dariu Foundation của Thụy Sĩ (Quỹ Dariu), đầu tư một thư viện container 27m2, với kinh phí hơn 350 triệu đồng. Ông Nguyễn Thanh Ân, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Do học sinh của trường khá đông, nên khi thư viện container được đưa vào hoạt động, đã giúp nhà trường kịp thời giải quyết được khó khăn về thiếu không gian đọc sách của học sinh. Với hơn 1.000 đầu sách các loại. Thư viện container còn là món quà ý nghĩa, giúp nhà trường đẩy mạnh việc phát triển văn hóa đọc”.
Bên trong thư viện được trang bị 6 kệ sách, 4 máy tính được kết nối wifi, 2 máy điều hòa, 4 bàn dài và 10 ghế dựa, có gần 1.000 đầu sách thiếu nhi, sách tham khảo phục vụ cho cả học sinh và giáo viên của trường.
Ngoài hỗ trợ trang bị thư viện, từ tháng 10-2017, Quỹ Dariu bắt đầu triển khai cho Trường THCS Phan Văn Trị (thành phố Vị Thanh) và THCS Ngô Quốc Trị (huyện Vị Thủy) mượn hơn 60 laptop để phục vụ nhu cầu học tin học cho học sinh. Là trường có đông học sinh theo học, nên 31 laptop được Quỹ Dariu cho mượn, đã giúp Trường THCS Ngô Quốc Trị kịp thời khắc phục được tình trạng thiếu máy tính trong giảng dạy tin học. Ông Nguyễn Trí Vàng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Mỗi năm, trường có gần 1.400 học sinh theo học, nhưng trước đây để dạy tin học chỉ có 1 phòng máy, với hơn 20 máy tính thôi, không đảm bảo được tất cả học sinh của trường đều được học tin học. Khi Quỹ Dariu cho mượn laptop đã giúp trường giải quyết được khó khăn trên. Quỹ còn tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh của trường được tập huấn, tiếp cận kỹ năng tin học. Nhờ đó, số lượng học sinh và giải thưởng tham gia các cuộc thi về tin học của trường tăng gấp đôi so với trước”.
Đã có 18 trường ở thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy được Quỹ Dariu triển khai mượn với tổng số 332 laptop. Với mục tiêu nâng cao năng lực và gia tăng cơ hội tiếp cận kỹ năng công nghệ thông tin, trang bị kiến thức khoa học máy tính và ngôn ngữ lập trình Scratch/Kodu cho học sinh tại các vùng nông thôn. Năm 2018, Quỹ Dariu đã phối hợp cùng Microsoft Việt Nam và các đối tác triển khai Dự án “Con thuyền mơ ước” tại đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Hậu Giang. Từ khi triển khai dự án trên địa bàn tỉnh, đã có hơn 191 giáo viên được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Scratch và phương pháp giảng dạy tin học sáng tạo, do các chuyên gia giáo dục giảng dạy. Song song đó, cũng có khoảng 33.000 học sinh THCS được tiếp cận với khoa học máy tính và ngôn ngữ lập trình.
Nhờ Quỹ Dariu hỗ trợ laptop và trang bị kiến thức tin học, học sinh ở Trường THCS Ngô Quốc Trị có thêm điều kiện học tập tốt hơn. |
Giúp học sinh nghèo vươn đến ước mơ
Cũng là một trong những tổ chức gắn bó với Hậu Giang từ những ngày đầu chia tách tỉnh, The Viet Nam Scholarship Foundation (VNSF) đã đồng hành cùng các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn tỉnh hơn 15 năm.
Chia sẻ về sự hỗ trợ kịp thời của suất học bổng VNSF, em Nguyễn Thị Bích Trâm, học sinh lớp 10, Trường THPT Vị Thanh, bộc bạch: “Học bổng VNSF đối với em là một món quà rất lớn và ý nghĩa. Nhờ được học bổng hỗ trợ từ năm lớp 7, em mới có thể tiếp tục đến trường”. Cha bỏ, mẹ lại bị câm điếc, nên mẹ con Bích Trâm đang sống cùng bà cố ngoại. Hiện ngoài thu nhập từ công việc bán vé số dạo của mẹ, gánh nặng mưu sinh phụ thuộc chính vào hàng bánh chuối chiên của bà cố ngoại.
Năm 2004, chương trình học bổng VNSF bắt đầu hỗ trợ cho học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn tỉnh. Những học sinh, sinh viên nhận học bổng VNSF dài hạn là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhưng phải có ý chí vươn lên trong học tập. Hơn 15 năm qua, Tổ chức VNSF đã đồng hành cùng 206 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học tốt trên địa bàn tỉnh, với kinh phí hỗ trợ hơn 2 tỉ đồng.
Nhiều chương trình học bổng dài hạn cho học sinh, sinh viên vượt khó học tốt. Ngoài học bổng VNSF, những năm gần đây cũng có một số tổ chức PCPNN cũng quan tâm hỗ trợ các chương trình học bổng dài hạn cho học sinh, sinh viên vượt khó học tốt như: học bổng Quỹ châu Á dành cho nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn, học bổng toàn phần của Tổ chức Activity Internationnal/ AI - Hà Lan… Từ những dự án, chương trình của các tổ chức PCPNN, đã giúp bức tranh của giáo dục Hậu Giang đã dần được điểm tô bằng những bông hoa tươi sáng hơn. |
*Bài 2: Những dự án nhân văn
63 tỉnh thành trên cả nước giao ban trực tuyến về công tác phi chính phủ nước ngoài Ngày 09/3/2020, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Ủy ban) tổ chức “Hội nghị giao ban trực tuyến ... |
Tìm cách làm hiệu quả, sáng tạo giữa phi chính phủ nước ngoài và Việt Nam Sáng 12/12, “Hội nghị Quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài” đã ... |
Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài: Hợp tác bình đẳng, hiệu quả hơn Theo Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn – Chủ nhiệm Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN): Việt Nam ... |