Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:30 | 02/10/2021 GMT+7

Phú Thọ: Trường Tiểu học Tiên Dung tổ chức tốt các hoạt động sau giờ học chính thức cho học sinh

aa
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cho biết: Năm học 2021 – 2022, nhà trường tổ chức tốt các hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày cho HS khối lớp 1, lớp 2 dưới hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) theo nhu cầu, sở thích. HS lớp 1, lớp 2 tham gia CLB tự nguyện; nhà trường thu 140.000 đồng/1hs/1 tháng tiền HS tham gia các CLB sau giờ học chính thức.
Phú Thọ: Trường Tiểu học Hà Thạch thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 Phú Thọ: Trường Tiểu học Hà Thạch thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018
Cô giáo Vương Thị Lan Anh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Thạch, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, thông tin: Năm học 2021 – 2022, thực hiện Chương trình GDPT 2018, đối với khối lớp 1 và lớp 2, nhà trường: đủ giáo viên đứng lớp, đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và các giáo viên để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định; tổ chức CLB Toán tuổi thơ và CLB em yêu tiếng Việt sau giờ học chính thức trên tinh thần tự nguyện…
Trường học tại huyện Lâm Thao cần lưu ý gì khi triển khai các khoản thu năm học 2021 – 2022 Trường học tại huyện Lâm Thao cần lưu ý gì khi triển khai các khoản thu năm học 2021 – 2022
Các đơn vị không được thực hiện việc thu tiền (kể cả tạm thu) khi chưa thực hiện trao đổi, thỏa thuận, thống nhất với cha mẹ học sinh. Không quy định mức ủng hộ bình quân kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Thực hiện việc giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu trong cùng một thời điểm… Đây là các nội dung nêu tại văn bản số 1510/UBND-GDĐT hướng dẫn công tác quản lý thu, chi năm học 2021 – 2022 của UBND huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày

Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 3636/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2021, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021 – 2022 (gọi tắt là văn bản số 3636/BGDĐT-GDTH).

Theo đó, thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2, “Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;

Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng…) tạo điều kiện để HS vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày…”, Văn bản số 3636/BGDĐT-GDTH của Bộ GD&ĐT có nêu.

Năm học 2021 – 2022, để triển khai Chương trình GDPT 2018, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã rà soát, đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

Đặc biệt, các trường Tiểu học trên địa bàn TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã: đáp ứng các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018, thực hiện tốt các hoạt động cho học sinh (HS) sau giờ học chính thức trong ngày; điển hình như: Trường Tiểu học Tiên Dung, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì.

Phú Thọ: Trường Tiểu học Tiên Dung tổ chức tốt các hoạt động sau giờ học chính thức cho học sinh
Theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung: "Nhà trường thỏa thuận với PHHS thu 140.000đồng/1hs/1 tháng tiền HS lớp 1, lớp 2 tham gia các CLB sau giờ học chính thức… Nhà trường không bắt buộc HS tham gia CLB sau giờ học chính thức trong ngày. HS tham gia CLB là tự nguyện. Nếu HS không nộp tiền vẫn được tham gia CLB".

Không bắt buộc HS tham gia CLB sau giờ học chính thức trong ngày

Ngày 28/9/2021, trao đổi với phóng viên về thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Chương trình GDPT 2018, cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Năm học 2021 – 2022, nhà trường có nhiều thuận lợi như: Đội ngũ CBGV 100% đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo đúng quy định. Cơ sở vật chất trường, lớp đáp ứng việc dạy và học. Phụ huynh học sinh (PHHS) đồng tình ủng hộ. Giáo viên nhiệt tình.

Nhưng, nhà trường cũng còn khó khăn: Thiếu nhiều giáo viên, nên nhà trường ký hợp đồng với 4 giáo viên. Một số PHHS không thực sự quan tâm đến việc học của con em mình…”.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, chia sẻ: “Năm học này, nhà trường có 300 HS của lớp 1 và lớp 2. Hiện, nhà trường đang thực hiện thời khóa biểu 7 tiết/ngày; trong đó, sáng 5 tiết, chiều 2 tiết. Sau giờ học chính thức trong ngày, nhà trường tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ (CLB) cho HS lớp 1 và lớp 2 để tổ chức các hoạt động theo nhu cầu của HS ngoài giờ học chính thức.

Nhà trường thỏa thuận với PHHS thu 140.000 đồng/1hs/1 tháng tiền HS lớp 1, lớp 2 tham gia các CLB sau giờ học chính thức… Nhà trường không bắt buộc HS tham gia CLB sau giờ học chính thức trong ngày. HS tham gia CLB là tự nguyện. Nếu HS không nộp tiền vẫn được tham gia CLB”.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên – Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung thông tin thêm: “Sau giờ học chính thức trong ngày, HS tự học có sự hướng dẫn của giáo viên với các nội dung môn Toán và Tiếng Việt; CLB viết chữ đẹp…”.

Phú Thọ: Trường Tiểu học Tiên Dung tổ chức tốt các hoạt động sau giờ học chính thức cho học sinh
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Tiên Dung khang trang, Xanh - Sạch- Đẹp (ảnh: Trường TH Tiên Dung)

Không thu tiền học buổi 2 đối với HS lớp 1, lớp 2

Thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2, các trường học phải, “Đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên (GV) để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định;…”, Văn bản số 3636/BGDĐT-GDTH của Bộ GD&ĐT nêu rõ.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung, cho biết: “Năm học 2021 – 2022, nhà trường có 755 HS; trong đó, 150 HS lớp 1 và 150 HS lớp 2. Thực hiện Chương trình GDPT 2018; nhà trường tập trung GV cho lớp 1, lớp 2 đảm bảo đủ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định. Thiết bị dạy học đảm bảo 100% lớp học có máy chiếu.

Hiện nay, nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh cả trường. Lớp 1 và lớp 2 nhà trường không thu tiền học buổi 2, bởi vì quy định đủ GV không được thu. Còn các lớp 3, lớp 4 và lớp 5 nhà trường có thu tiền học buổi 2, mức thu 140.000 đ/1hs/1 tháng”.

Như vậy, theo thông tin cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng nhà trường cung cấp thì: Trường Tiểu học Tiên Dung không thu tiền học buổi 2 đối với HS lớp 1 và lớp 2; nhưng lại thu tiền sinh hoạt Câu lạc bộ sau giờ học chính thức trong ngày là 140.000 đ/1hs/1 tháng, bằng với bằng mức thu tiền học buổi 2 của HS lớp 3, lớp 4 và lớp 5.

Nhà trường chưa thu tiền, kể cả tạm thu

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung khẳng định: “Nhà trường vừa mới họp phụ huynh toàn trường ngày 26/9. Đến hôm nay, ngày 28/9 nhà trường chưa thu, kể cả tạm thu các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh vì vừa họp phụ huynh xong. Nhà trường thực hiện đúng văn bản hướng dẫn thu, chi của các cấp”.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ký văn bản số 1109/SGD&ĐT-KHTC ngày 20/8/2021, hướng dẫn công tác quản lý thu, chi năm học 2021- 2022 (gọi tắt là văn bản 1109/SGD&ĐT-KHTC).

Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ hướng dẫn, “Đối với các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện cần lưu ý: Đối với các khoản thu yêu cầu các cơ sở giáo dục phải thực hiện trao đổi, thỏa thuận, thống nhất với cha mẹ học sinh sau đó mới tổ chức thực hiện.

Các đơn vị không được thực hiện việc thu tiền (kể cả tạm thu) khi chưa thực hiện trao đổi, thỏa thuận, thống nhất với cha mẹ học sinh…”.

Không bắt buộc ủng hộ xã hội giáo dục

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung cho biết: Năm học 2021 – 2022, nhà trường có kế hoạch vận động tài trợ xã hội hóa giáo dục để chi tăng cường cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động giáo dục, tổng kinh phí dự kiến vận động hơn 510 triệu đồng.

“Nhà trường không bình quân, không ấn định mức thu, không bắt buộc phụ huynh học sinh ủng hộ xã hội hóa giáo dục. Nếu phụ huynh không nộp tiền ủng hộ thì vận động tiếp. Nếu trường hợp chây ỳ thì điều tra, có chế độ miễn giảm phù hợp. Nếu không nộp thì thôi”, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung hồn nhiên nói.

Cũng theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung: “Nhà trường không thu tiền trông giữ xe của học sinh”.

Không vận động tài trợ để chi trả

Theo khoản 2 điều 3 Thông tư số 16/2018/TT- BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, quy định:

“Điều 3. Nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ:…

2. Không vận động tài trợ để chi trả: Thù lao giảng dạy; Các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; Thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; Thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục”.

Không bắt buộc nộp quỹ Ban đại diện CMHS trường

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung thông tin: “Vừa rồi, Ban đại diện CMHS trường có triển khai đến phụ huynh các lớp trong toàn trường mức vận động hơn 100 triệu đồng cả năm học dùng cho kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS trường hoạt động.

“Không bình quân, không ấn định, không bắt buộc phụ huynh học sinh nộp kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS trường”, cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung nói.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, nhận định: “Mục đích sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS trường là: chi cho trực tiếp các hoạt động của Ban đại diện CMHS trường. Không chi cho hoạt động giáo dục của nhà trường”.

“Trưởng ban đại diện CMHS trường đã thông qua Hiệu trưởng nhà trường dự kiến kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí vận động trên chi cho các hoạt động giáo dục tại trường như: Tết Trung thu. Tết Nguyên Đán. Khen thưởng HS cuối năm, các kỳ thi. Không chi cho các hoạt động khác…”, cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung thông nói.

Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp các khoản…

Theo điểm b, khoản 4, điều 10, Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số 55/ 2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11/ 2011 của Bộ GD&ĐT, quy định:

Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Tiên Dung cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung vui mừng chia sẻ: “Năm học 2020 – 2021: Nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. Có 3 CBGV là Chiến sỹ thi đua cơ sở. 24 CBGV là Lao động tiên tiến. 3 GV dạy giỏi cấp Thành phố, 1 GV dạy giỏi cấp Tinh”.

Với thông tin nêu trên, cho thấy trường Tiểu học Tiên Dung, TP Việt Trì: đáp ứng đảm bảo các điều kiện để thực Chương trình GDPT 2018. Không thu tiền học buổi 2 đối với HS lớp 1 và lớp 2. Không bình quân, không ấn định mức thu, không bắt buộc phụ huynh học sinh ủng hộ xã hội hóa giáo dục. Không bắt buộc HS tham gia CLB sau giờ học chính thức trong ngày; nếu HS không nộp tiền vẫn được tham gia CLB. Không bình quân, không ấn định, không bắt buộc phụ huynh học sinh nộp kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS trường. Thực hiện tốt các văn bản, hướng dẫn nhiệm vụ năm học.

Việc làm này của trường Tiểu học Tiên Dung cần được UBND TP Việt Trì và Phòng GD&ĐT TP Việt Trì kịp thời khen thưởng, biểu dương trường Tiểu học Tiên Dung, nhằm tuyên truyền cho các trường Tiểu học khác trên địa bàn TP Việt Trì cùng thực hiện.

Phú Thọ: Trường Tiểu học Hà Thạch thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 Phú Thọ: Trường Tiểu học Hà Thạch thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018
Cô giáo Vương Thị Lan Anh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Thạch, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, thông tin: Năm học 2021 – 2022, thực hiện Chương trình GDPT 2018, đối với khối lớp 1 và lớp 2, nhà trường: đủ giáo viên đứng lớp, đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và các giáo viên để dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định; tổ chức CLB Toán tuổi thơ và CLB em yêu tiếng Việt sau giờ học chính thức trên tinh thần tự nguyện…
Trường học tại huyện Lâm Thao cần lưu ý gì khi triển khai các khoản thu năm học 2021 – 2022 Trường học tại huyện Lâm Thao cần lưu ý gì khi triển khai các khoản thu năm học 2021 – 2022
Các đơn vị không được thực hiện việc thu tiền (kể cả tạm thu) khi chưa thực hiện trao đổi, thỏa thuận, thống nhất với cha mẹ học sinh. Không quy định mức ủng hộ bình quân kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Thực hiện việc giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu trong cùng một thời điểm… Đây là các nội dung nêu tại văn bản số 1510/UBND-GDĐT hướng dẫn công tác quản lý thu, chi năm học 2021 – 2022 của UBND huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Trường TH Hà Thạch và TH Tiên Kiên tích cực dạy học kỹ năng sống cho HS lớp 1 Trường TH Hà Thạch và TH Tiên Kiên tích cực dạy học kỹ năng sống cho HS lớp 1
Ngay sau khi tựu trường ngày 23/8/2021, tại tỉnh Phú Thọ, trường Tiểu học Hà Thạch (TX Phú Thọ) và trường Tiểu học Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) đã tích cực dạy học kỹ năng sống cho HS lớp 1 trên tinh thần tự nguyện.
Minh Sơn
Nguồn:

Tin bài liên quan

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão”, do Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tài trợ với tổng kinh phí lên tới 2,5 tỷ đồng.
Việt kiều về  Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Việt kiều về Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Đoàn 50 kiều bào từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang.
Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III

Ngày 27/11/2024 tại Trường Đại học Hùng Vương, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Các tin bài khác

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp này sẽ đón nhận vận đào hoa rực rỡ vào cuối tháng 5/2025, chấm dứt chuỗi ngày lận đận trong tình duyên.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.
Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đức luôn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá châu Âu. Tuy nhiên, để có một hành trình du lịch châu Âu suôn sẻ, đặc biệt là đến Đức, bạn cần lưu ý chuẩn bị giấy tờ kỹ càng.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Sách song ngữ “Bác Hồ ở Thái Lan”: Tư liệu quý về Bác và biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Thái

Sách song ngữ “Bác Hồ ở Thái Lan”: Tư liệu quý về Bác và biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Thái

Ngày 18/5, tại Khon Kaen (Thái Lan), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái “Bác Hồ ở Thái Lan”. Cuốn sách là tư liệu quý ghi lại những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan, đồng thời phản ánh sinh động tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
Kiều bào Thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Kiều bào Thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Sáng 19/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức đoàn đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tham gia lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, tại Khu Truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh. TP.HCM).
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động