Nghề đi biển vốn gian nan nguy hiểm từ bao đời nay. Khi lênh đênh trên biển, các ngư dân phải đối diện với bao khó khăn vất vả, tính mạng luôn thấp thỏm theo những tin báo bão và những mối nguy hiểm khác bất chợt ập đến.
PV báo Thời đại đã có dịp biết về một gia đình có ba người đàn ông “bám biển” với nghề để rõ hơn mỗi chuyến ra khơi là "sinh nghề, tử nghiệp".
|
Qua những lời tâm sự sâu tận đáy lòng của chàng trai trẻ Bùi Ngọc Phúc (SN 1997) quê ở Nghệ An về những nhọc nhằn gian truân và đầy khổ cực của những ngư phủ quanh năm chỉ biết nương nhờ vào biển mới hiểu được hết phần nào công việc và cuộc sống của họ. |
|
Chàng trai ấy tuổi đời mới chỉ 22 nhưng đã theo chân bố và anh trai đi biển đến nay đã gần 10 năm. Mới đầu ra khơi thì bị say sóng nhưng dần Phúc đã quen với việc đi biển và giờ đây chuyến ra khơi là niềm vui của Phúc. |
|
Một buổi làm việc bắt đầu bằng việc vá lưới, tất cả các công việc đều làm bằng tay một cách truyền thống. |
|
Buổi chiều tối là lúc đánh bắt cá, phải dùng bằng tay để bốc dưới khoang lên và thả với tốc độ ghe chạy khoảng 6 hải lý mỗi giờ như lưới chuồn, lưới quét, lưới trống. Nếu sơ suất một chút thôi có thể bị mắc kẹt vào lưới khi thả với tốc độ cao như vậy, có thể đứt tay, chân hoặc gãy, mà có khi là cả mất mạng. Đây là kiểu đánh lưới truyền thống của ngư dân khi không có một máy móc nào hỗ trợ. |
|
Ngày nắng vẫn phải làm, đêm khuya biển động cũng vẫn phải làm, mà bão đến còn phải gánh. |
|
Nỗi nhọc nhằn, cơ cực của ngư dân nơi đây được thể hiện qua những chuyến đi dài. Trước khi đi thì ngư dân nào cũng háo hức, mong chờ, người thân thì ở nhà lo lắng canh cánh. Những ngày biển lặng không sao, có những khi mưa bão thì dù đang ngủ cũng bị “thần bão” quật cho ướt hết cả người, thuyền thì chao đảo không yên. |
|
Mỗi một chuyến đi của họ kéo dài từ 7 – 9 ngày. Nếu may mắn trúng được mẻ cá lớn, có giá trị thì ấy là niềm vui. Họ vui vì có được chuyến biển bội thu, khoang tàu đầy ắp hải sản tươi ngon, niềm vui ấy chen lẫn những nụ cười và có khi là những giọt mồ hôi từ sự khó nhọc mang lại. Khi ấy, mọi ngư phủ lại nghĩ về gia đình với mong muốn có thêm động lực. Vì gia đình là hậu phương vững chắc, là động lực để họ vững bước ra khơi, bám biển. |
|
Không chỉ có những khó khăn của công việc mà cả những bữa cơm ăn trong nhọc nhằn. Đồ ăn phải mang theo từ đất liền, chỉ có cá bắt được dùng làm thức ăn cho chuyến đi biển này. |
|
Ngọc Phúc chia sẻ, không chỉ gia đình có ba người đàn ông như nhà Phúc đi biển mà cả họ hàng nội ngoại của Phúc cũng là những người đi biển. |
|
Người đàn ông này là bác ruột của Phúc – ông đã mất một người con trên biển vào cuối năm ngoái. |
|
Ở trên thuyền, cũng có lúc bắt gặp những khoảng lặng về nỗi lòng nhớ gia đình, những trăn trở khuôn nguôi về nghề nghiệp. |
|
Bên cạnh, những niềm vui là nỗi buồn, ngư dân cũng buồn vì những chuyến biển thất bát, buồn vì những cơn giận dữ bất thường, vô cớ của biển cả, đại dương, buồn vì mưa bão đã ngăn bước họ được tiếp tục ra khơi, bám biển. |
|
Những giấc ngủ tạm bợ như này sau một ngày lao động vất vả, nhìn thôi đã thấy được sự thấm mệt trong mỗi con người dùng hết sức của mình cho công việc. |
|
Với mỗi chuyến đi như vậy, tàu lớn có 13 – 14 người, tàu nhỏ thì 7 – 8 người, chuyến nào đánh bắt được nhiều cá thu hoạch được 400 – 500 triệu đồng chia ra cũng được 17 – 18 triệu đồng một người. Nhưng cũng có chuyến chẳng thu hoạch được nhiều chỉ được 5 – 6 triệu đồng, lúc ấy các ngư dân phải bỏ tiền nhà ra để bù lỗ. Thu nhập của họ thực sự rất bấp bênh! |
|
Ngoài ra, còn có những khó khăn là giá cả thủy sản không có sự quản lý, nhiều khi ngư dân không nắm rõ được và có thể bị thua thiệt. |
|
Trong đó, đáng chú ý là vấn đề sơ cấp cứu khi đi biển, nhiều vụ tử vong thương tâm do ngư dân bị ngạt khí tàu cá đã xảy ra. Ở hầm chứa cá trên tàu nếu thường xuyên mở ra thì không sao, nhưng nếu đậy kín trong thời gian lâu sẽ tích tụ, yếm khí, sinh ra khí độc gây ngất xỉu, hôn mê và nhiều trường hợp không phát hiện kịp thời đã tử vong. |
Ngọc Phúc thủ thỉ: “Tôi chỉ mong ước biển lặng, chuyến nào đi biển cũng có cá đầy hầm là vui rồi. Dù gió bão biển như thế nào cũng ráng làm để kiếm thêm thu nhập chứ không ai muốn ở lại vì có quá nhiều nguy hiểm như thế luôn kề bên chúng tôi”. Một mong ước nhỏ nhoi ấy không chỉ của riêng mình Phúc mà là của những ngư dân và cả của những người thân ngày ngày ra biển ngóng cha, chồng, con họ trở về.
Xem thêm
Làm giàu ở nông thôn: Tiền tỷ "mọc ra" từ những cành củi khô Ông Bùi Ngọc Cử ở tiểu khu 428, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã nghiên cứu và áp dụng thành công ... |
Thế và lực của vùng liên kết du lịch biển Khánh Hòa với bờ biển dài gần 400km và hệ thống 200 hòn đảo lớn nhỏ từ ven bờ ra tới khơi xa trong nền ... |
Vết nứt dài 1km ở tuyến đê chắn sóng hơn 100 tỷ Hơn 1km đê chắn sóng ở xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị nứt sau thời gian ngắn sử dụng. Cơ quan chức ... |
Tết Đoan Ngọ tắm biển xả xui ở Quy Nhơn Bất chấp cái nắng gay gắt, giữa trưa 7/6 (Tết Đoan Ngọ, mùng 5/5 Âm lịch), hàng ngàn người dân ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) ... |