Trang chủ Văn hóa - Du lịch
09:29 | 11/02/2024 GMT+7

Phong vị Tết Hà Nội xưa và nay: Lưu truyền những nét đẹp văn hóa

aa
Hà Nội vốn nổi tiếng về các thú chơi tao nhã, trong đó chơi hoa Tết là phong tục không thể thiếu trong mỗi nếp nhà và trở thành nét đẹp văn hóa mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Sinh viên Lào tại Kon Tum đón Tết Nguyên đán
Tục xin chữ đầu năm của người Việt
Phong vị Tết Hà Nội xưa và nay: Lưu truyền những nét đẹp văn hóa
Nhiều gia đình xuất hành đầu năm và du Xuân ngay từ sáng sớm mùng 1 Tết. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

Tết là những ngày mở đầu cho năm mới và được coi là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khép lại những việc đã qua để chờ đón những điều tốt đẹp trước thềm Xuân mới.

Dù Tết chỉ gói trong ba ngày nhưng thực tế để chờ đón những ngày này, người ta phải chuẩn bị từ rất sớm, sôi động nhất từ ngày 23 tháng Chạp (lễ cúng ông Công, ông Táo) và kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng.

Tết xưa Hà Nội với nhiều phong tục mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Ngày nay, dù đời sống đã phát triển, người Hà Nội vẫn lưu truyền những nét đẹp đó.

Đi lễ chùa - nét đẹp những ngày đầu năm mới

Gửi ước nguyện vào những ngày đầu năm mới là những điều ai cũng hướng tới. Sau những nghi thức cúng tổ tiên tại nhà, người ta thường đi lễ đền, chùa trong những ngày đầu năm để cầu mong cho gia đình được bình an, mạnh khỏe, mọi việc hanh thông, thuận lợi.

Bao năm nay vẫn vậy, lễ chùa trong những ngày đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Người ta đến chùa vãn cảnh để tìm sự tịnh tâm, để gửi ước nguyện đến các chư Phật phù hộ cho mình và những người thân trong gia đình.

Ngay sau giao thừa, nhiều người sau khi hoàn tất lễ trừ tịch (cúng giao thừa) đã đi chùa cầu may để đón linh khí tốt lành khi đất trời chuyển giao sang năm mới. Thời điểm này, các đền, chùa đều mở cửa cho người dân đến hành lễ, dù ngày thường đến cuối giờ chiều không còn đón khách.

Phong vị Tết Hà Nội xưa và nay: Lưu truyền những nét đẹp văn hóa
Nhiều người dân đến đền Ngọc Sơn ngay sau thời khắc đón năm mới Giáp Thìn. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Đặc biệt, lượng người lễ đền, chùa vào thời điểm giao thừa rất đông, từ người già đến thanh niên và cả trẻ nhỏ theo bố mẹ đến lễ. Các ngày sau đó, lượng người đến chùa luôn tấp nập, đông vui, mặc trang phục đẹp, vừa lễ chùa, vừa ghi lại những bức hình trong những ngày đầu năm.

Một số đền, chùa lớn tại Hà Nội như: Quán Sứ, Hòe Nhai, Trấn Quốc, Tảo Sách, Vạn Niên, Kim Liên, Tổ đình Phúc Khánh, Phủ Tây Hồ, Tứ trấn Thăng Long… luôn là điểm tâm linh thu hút đông khách thập phương. Nhiều tuyến đường dẫn tới các chùa lớn còn trong tình trạng nghẽn xe do lượng người đổ về rất đông những ngày đầu năm.

Theo Trưởng Tiểu Ban Quản lý Phủ Tây Hồ Trương Tín Hồi, Phủ Tây Hồ luôn là điểm tâm linh thu hút đông người dân Hà Nội và khách các tỉnh đến lễ đầu năm. Chính bởi vậy, Tiểu Ban Quản lý luôn phối hợp với các ngành chức năng phường Quảng An, quận Tây Hồ bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân thực hiện văn minh nơi thờ tự.

Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại Phủ đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và hạn chế tối đa các vấn đề liên quan an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại đây.

Chơi hoa ngày Tết, thú chơi tao nhã

Hà Nội vốn nổi tiếng về các thú chơi tao nhã, trong đó chơi hoa Tết là phong tục không thể thiếu trong mỗi nếp nhà và trở thành nét đẹp văn hóa mỗi khi Tết đến, xuân về.

Nhiều người cho rằng, thú vui thanh tao ấy không chỉ đơn thuần là thưởng thức cái hương sắc của thiên nhiên mà còn dùng vẻ đẹp ấy để bộc lộ nhân sinh quan, gửi gắm những ước muốn tốt đẹp vào một năm mới sắp đến. Mỗi loài hoa mang một đặc trưng riêng, song đều có chung một ý nghĩa biểu trưng cho sự may mắn, sung túc, bình an, hạnh phúc.

Bởi vậy, cho dù mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nhưng với người Hà Nội, không phải vì quá khó khăn mà ngày Tết thiếu đi bình hoa, chậu cảnh. Nếu đời sống khá giả có thể là những cây đào, cây mai, cây quất, chậu lan lớn, gia đình không được khá giả có thể là những cây hoa, cành hoa nhỏ hơn. Chơi hoa ngày Tết sẽ làm cho không khí trong gia đình thêm phần vui tươi, bởi hoa chính là biểu tượng, là hơi thở của mùa xuân.

Phong vị Tết Hà Nội xưa và nay: Lưu truyền những nét đẹp văn hóa
Chợ hoa Thụy Khuê nhộn nhịp cảnh mua bán. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Bên cạnh những loài hoa và cây đặc trưng của ngày Tết như, đào, mai, quất, thược dược, lay ơn…, có một loài hoa tao nhã, đòi hỏi người chơi phải công phu, tỉ mẩn, đó là hoa thủy tiên.

Một bát thủy tiên đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: rễ trắng dài giống như hàm én, bẹ trắng ôm hoa giống như những móng rồng, lá màu xanh ngọc, hoa phải 3 tầng tượng trưng cho ba nhân tố thiên-địa-nhân.

Theo nghệ nhân chơi hoa thủy tiên Phạm Hồng Phương, vào đúng đêm giao thừa, bát hoa của người nào có một "nụ nở hàm tiếu" (nở hé ra) được cho là mọi sự tốt lành, nhiều tài nhiều lộc sẽ đến với gia đình trong năm tới.

Những ngày cận Tết, khắp các phố phường Hà Nội đâu cũng thấy những chợ hoa, những dãy phố bày bán hoa. Không chỉ có 83 chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn tổ chức theo kế hoạch của thành phố, mà có cả hàng trăm chợ hoa tự hình thành trên khắp các phố do thói quen mua sắm của người dân. Có thể kể đến khu vực bán hoa tại chợ hoa Quảng An, chợ hoa đường Âu Cơ, Lạc Long Quân, khu vực chợ Bưởi-Hoàng Hoa Thám, Hàng Lược…

Hàng trăm loài hoa khoe sắc, người mua, người bán tấp nập, ai cũng rạng rỡ, tươi vui bởi họ đều trao và nhận những sắc Xuân để Tết thêm phần tươi đẹp.

Phong tục chúc Tết và mừng tuổi đầu năm

Người Việt xưa có quan niệm: “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” để chỉ sự hiếu nghĩa trong đạo làm con, làm trò trong những ngày đầu năm.

Trước kia, sáng mùng một Tết còn gọi là ngày chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên và chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Khi chúc Tết, người lớn thường mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới đựng trong bao lì xì đỏ. Tục lì xì này có từ rất lâu, người xưa tin rằng ánh sáng và tiếng leng keng của đồng tiền mới sẽ xua đuổi tà ma, bảo vệ con trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới.

Phong vị Tết Hà Nội xưa và nay: Lưu truyền những nét đẹp văn hóa
Trẻ em mừng vui khi được ông bà mừng tuổi cùng với những lời chúc chăm ngoan, học giỏi. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Đính, chuyên gia nghiên cứu về người Việt và làng xã người Việt, cho biết dịp Tết, “thần sắc” xóm làng, ngõ phố được thay đổi, không khí phấn khởi, nét mặt ai cũng hân hoan thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp trong năm mới. Những ngày Tết, cha con, anh em quây quần bên mâm cơm, xóm làng quây quần cùng nhau chúc Tết. Tết là sự tri ân, con cái tri ân bố mẹ, các cháu tri ân ông bà, trò tri ân thầy thông qua việc chúc Tết, mừng tuổi nhau.

Những lời chúc Tết đều hướng đến điều tốt đẹp, gửi theo ước nguyện may mắn, mạnh khỏe, bình an cùng vô vàn các điều tốt lành khác, qua đó mang lại niềm vui, kỳ vọng cho người chúc và người được nhận lời chúc. Ngày Tết là những ngày mở đầu cho một năm mới tràn đầy những kỳ vọng. Vì thế, những lời chúc Tết càng trở nên quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình.

Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm, Chủ tịch Hội đồng Biên tập chuyên khảo nghiên cứu Việt Nam của Nhà xuất bản Thế giới cũng cho rằng ý nghĩa của lời chúc Tết là biểu hiện tình cảm, ước vọng của mọi người khi năm cũ chưa thực hiện được, mong làm được trong năm mới. Đó cũng là động lực để mọi người hướng tới, nếu ở tuổi không còn làm việc, trong năm mới ước sức khỏe tốt, không bệnh tật, người trẻ ước vọng kinh tế tốt hơn, trong gia đình thì hòa thuận…

Ngày nay, chúc Tết vẫn là nét văn hóa đẹp của người Hà Nội. Tuy không cứng nhắc việc chúc Tết theo quan niệm “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thày” bởi thời gian linh hoạt theo điều kiện mỗi người, mỗi gia đình nhưng việc giữ lễ nghĩa với ông bà, cha mẹ, thày cô vẫn được mọi người coi trọng.

Coi trọng đạo học trong tục xin chữ đầu năm

Xin chữ và cho chữ vốn là nét văn hóa đẹp của người Hà Nội dịp đầu năm, thể hiện tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, mong ước thành đạt trong năm mới.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, xưa kia, người ta sẽ đến gặp những người có sự tu dưỡng về văn từ, nhất là những nhà khoa bảng để xin nghĩa sau đó mới đem cái nghĩa đó đến nhờ người hay chữ viết hộ.

Khi muốn xin chữ, người ta chuẩn bị một lễ nhỏ (cau trầu, chè thuốc đến nhà thầy đồ) học vị tú tài được vua ban hoặc nho sĩ hay chữ trong vùng được kính trọng.

Những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân.

Dù cuộc sống hiện nay chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa hiện đại, song phong tục xin chữ đầu năm vẫn được người Hà Nội gìn giữ. Những dịp đầu năm mới, ở nhiều di tích trên địa bàn Hà Nội hay các không gian văn hóa, các điểm vui chơi đều có những ông đồ cho chữ và rất nhiều người đến xin chữ. Người cho chữ nắn nót thảo những con chữ trên giấy đỏ, người xin chữ kính cẩn chờ đợi và phấn khởi nhận lại.

Phong vị Tết Hà Nội xưa và nay: Lưu truyền những nét đẹp văn hóa
Du khách quốc tế xin chữ, xin tranh ông đồ để cầu một năm mới bình an, nhiều may mắn. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Nhà thư pháp Nguyễn Văn Thuyết thuộc Câu lạc bộ Thư họa UNESCO thành phố Hà Nội, là một người gắn bó với thư pháp từ lâu. Cứ mỗi dịp đầu xuân, ông thường cho chữ những người đến xin chữ thông qua các bức thư pháp, vừa mang ý nghĩa tốt đẹp, vừa mang tính thẩm mỹ. Ông cho biết hiện nay, rất nhiều người coi trọng đạo học nên thường xin chữ về treo lấy may mắn.

Hằng năm, Hội chữ Xuân Hà Nội thường diễn ra tại Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám phục vụ nhu cầu cho chữ và xin chữ của người dân. Các ông đồ tham gia hội chữ mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành.

Hội chữ Xuân được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, khích lệ tinh thần học tập, vươn lên của thế hệ trẻ và góp phần từng bước nâng cao trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về nghệ thuật thư pháp của người viết chữ cũng như công chúng Thủ đô.

Hà Nội: 144 điểm trực bán thuốc xuyên Tết Giáp Thìn 2024 Hà Nội: 144 điểm trực bán thuốc xuyên Tết Giáp Thìn 2024
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội có 114 điểm trực bán lẻ thuốc phục vụ người dân trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Sinh viên Lào tại Kon Tum đón Tết Nguyên đán Sinh viên Lào tại Kon Tum đón Tết Nguyên đán
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum hiện có gần 30 sinh viên là người Lào học tập theo các chuyên ngành khác nhau. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, khi các hoạt động học tập tạm dừng theo lịch nghỉ lễ, vì lý do trở ngại về điều kiện giao thông hoặc các vấn đề khác, nhiều sinh viên Lào đã chọn phương án ở lại trường mà không về với gia đình.

Theo Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/phong-vi-tet-ha-noi-xua-va-nay-luu-truyen-nhung-net-dep-van-hoa-post795922.html

Theo Báo Nhân dân
Nguồn: nhandan.vn

Tin bài liên quan

Những địa danh "rồng" nổi tiếng ở Hàn Quốc

Những địa danh "rồng" nổi tiếng ở Hàn Quốc

Là biểu tượng của sức mạnh, thịnh vượng và thành công, rồng từ lâu đã được coi là sinh vật hộ mệnh cho người dân Hàn Quốc.
[Ảnh] Độc đáo miếu cổ "cõng" trên mình hơn 100 con rồng uốn lượn giữa sông Vàm Thuật

[Ảnh] Độc đáo miếu cổ "cõng" trên mình hơn 100 con rồng uốn lượn giữa sông Vàm Thuật

Miếu Phù Châu hay còn gọi là Miếu Nổi (quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) nằm giữa sông Vàm Thuật, là ngôi miếu cổ có hơn 100 con rồng uốn lượn được tranh trí tinh xảo.
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương

Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương

Xuân về, Tết đến, cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan rất phấn khởi và luôn hướng về quê hương, đất nước. Những ngày này, hai tiếng Việt Nam luôn có sức hút mãnh liệt, là động lực đoàn kết để những người con xa tổ quốc gắn kết, thương yêu nhau hơn.

Các tin bài khác

Giới thiệu những tác phẩm điện ảnh ấn tượng nhất của Ba Tư giai đoạn 2023–2025 tới khán giả Việt

Giới thiệu những tác phẩm điện ảnh ấn tượng nhất của Ba Tư giai đoạn 2023–2025 tới khán giả Việt

Từ ngày 11 đến 15/4, Tuần lễ phim Iran sẽ diễn ra tại Hà Nội, giới thiệu những tác phẩm điện ảnh ấn tượng nhất của Ba Tư giai đoạn 2023–2025. Sự kiện do Đại sứ quán Iran và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp tổ chức.
Bloomberg: Việt Nam là điểm đến tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Bloomberg: Việt Nam là điểm đến tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Chính sách thị thực thông thoáng, mạng lưới hàng không mở rộng, khách sạn hạng sang đổ bộ và dấu ấn ẩm thực quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, theo Bloomberg.
Trải nghiệm văn hóa đa dạng, độc đáo của Thái Lan ngay giữa lòng Thủ đô

Trải nghiệm văn hóa đa dạng, độc đáo của Thái Lan ngay giữa lòng Thủ đô

Từ ngày 28-30/3, tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện “Thai Festival: The Pulse of Tradition - Nhịp đập của truyền thống” (Thai Festival 2025).
Ca sĩ Nguyễn Thạc Bảo Ngọc: Sau ánh đèn sân khấu là một cuộc sống bình lặng với đam mê ca hát

Ca sĩ Nguyễn Thạc Bảo Ngọc: Sau ánh đèn sân khấu là một cuộc sống bình lặng với đam mê ca hát

Dưới ánh đèn sân khấu rực rỡ, Nguyễn Thạc Bảo Ngọc luôn tỏa sáng với giọng hát ngọt ngào, chạm đến trái tim người nghe.

Đọc nhiều

Tăng cường hiểu biết, phát triển quan hệ Việt Nam - Rumani tương xứng với tiềm năng

Tăng cường hiểu biết, phát triển quan hệ Việt Nam - Rumani tương xứng với tiềm năng

Ngày 03/4 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani và Đại sứ quán Rumani tại Việt Nam tổ chức buổi chia sẻ thông tin về Rumani, nhân kỉ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (03/2/1950 - 03/2/2025).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Ngày 4/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

Ngày 3/4, đội tuyển U17 nữ Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trước U17 Thái Lan trong trận giao hữu tại sân bóng Học viện Cảnh sát Nhân dân (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trận đấu do Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan phối hợp Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan và Hiệp hội Thể thao Công an nhân dân tổ chức.
Phản ứng của các nước trước việc Tổng thống Donald Trump tăng thuế

Phản ứng của các nước trước việc Tổng thống Donald Trump tăng thuế

Sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng đối với các quốc gia trên toàn thế giới, nhiều quốc gia đã bày tỏ lo ngại về chính sách này và cho biết sẽ có giải pháp để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, công dân của mình.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 31/3.
Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Giá vàng trên thế giới tiếp tục đà tăng mạnh, dự báo sẽ đạt hàng loạt mốc kỷ lục mới.
Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo, đêm 28/3, không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 13 độ C ở vùng núi, đồng bằng dưới 15 độ C.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động