Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
15:03 | 21/01/2023 GMT+7

Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai

aa
Ngày nay, đời sống đồng bào các dân tộc đã khấm khá, nên văn hóa, nếp sống đang phục hồi và phát huy, biểu hiện đậm đặc vào dịp tết Nguyên đán.
Đưa Tết nhân ái – Xuân Quý Mão 2023 đến với người dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột Đưa Tết nhân ái – Xuân Quý Mão 2023 đến với người dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
Phong tục Tết của những gia đình Lào-Việt Phong tục Tết của những gia đình Lào-Việt

Mâm cỗ tất niên chiều ba mươi Tết của người Phù Lá rất thịnh soạn. Lễ vật dâng cúng tổ tiên gồm thủ lợn và tất cả các bộ phận nội tạng, 12 bát gạo ngon, 12 món ăn chín tượng trưng cho một năm đủ 12 tháng.

Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai
Phụ nữ Pa Dí tham gia môn thể thao truyền thống (Ảnh: Ngọc Bằng).

Sau khi chủ nhà khấn mời hương hồn những người quá cố, trời đất, các thánh thần, cả nhà quây quần ăn chung mâm. Buổi tối trong khi đón giao thừa, những người trong gia đình đều phải rửa chân từ đầu gối trở xuống. Nước rửa chân được đun bằng một nồi có 12 thứ lá thơm. Giao thừa đến, cả nhà đều ăn diện những bộ đồ truyền thống đứng nghiêm trang nghe chủ nhà khấn mời tiên tổ. Thời khắc bước sang năm mới, mỗi nhà một người đi đến đầu nguồn hứng nước về. Khi hứng nước, họ lầm rầm khấn cầu mưa thuận, gió hòa và cắm những nén nhang chung quanh. Nước tinh khiết mang về đun sôi, rồi đặt trên ban thờ để sáng mùng 1 tết mọi người cùng uống với ý niệm làm cho con người trong sạch, thanh tao và dồi dào sức lực.

Theo quan niệm của người Mông, mỗi tháng chẵn 30 ngày. Mỗi năm tròn trịa 360 ngày là Tết đến, được chia ra: Ba mươi Tết tất niên; mồng Một kiêng cữ; mồng Hai mở hội và đi ngoại; mồng Ba tiễn ông bà tiên tổ; mười rằm tết mẹ. Ngày ba mươi Tết, trong khi mọi người tất bật chuẩn bị bữa cỗ tất niên thì gia chủ lặng lẽ quét bồ hóng rồi mang đi đổ về phía Tây cùng lời khấn rác rưởi hãy mang ốm đau, những điều xúi quẩy, những lời không tốt theo. Tiếp đến, gia chủ dùng nước bánh giầy đã pha sẵn dán những tờ giấy tạ lên ban thờ, cửa, cột nhà và tất cả mọi đồ vật từ cối xay, cối giã, con dao phát, cày, bừa, chuồng lợn, trâu, ngựa... với quan niệm mọi đồ vật đều có hồn, cần phải tạ ơn các đồ vật đã lặng lẽ hiến dâng công sức cùng con người trong cả một năm. Sau đó gia chủ trịnh trọng ngồi vào mâm bàn đã bày giữa nhà. Trên mâm nhất thiết phải có thịt lợn thái cả khổ mỡ liền nạc, cơm nấu bằng nồi và không thể thiếu bánh giầy. Những vật phẩm này biểu thị cho sự cần mẫn ăn nên làm ra, riêng bánh giầy còn biểu thị cho trời đất, những vì sao, cũng là biểu thị cho các thế hệ trong gia tộc. Trong khi người nhà đi lấy nước mới, gia chủ cầm con gà trống có mào đẹp nhất khấn cầu trời đất, khấn hồn gà, rồi mổ con gà. Con gà đó sẽ được xem vận hệ, thời tiết vào sáng mồng một. Người đi lấy nước mang theo nhúm muối, nhúm gạo bỏ vào miệng nước đùn hoặc chỗ nước chảy vào máng. Phần nước trong lành này được đun lên để cả nhà rửa mặt vào sáng mồng một, lần lượt trẻ em được rửa trước, tiếp đến người cao niên rồi mới tới bậc thiếu niên, trung niên. Ngày mồng một thường kiêng cấm: Kiêng thổi lửa, hót rác đổ ra ngoài, động chạm các đồ dùng nặng làm việc lớn, chan canh cơm mới nấu, say rượu, đánh yến ngoài trời, khóc lóc; cấm nói to, nói lời nặng, trẻ em chơi xa nhà, vào rừng hoang suối vắng. Từ ngày mồng hai mới được đi chơi xa, thanh thiếu niên mới được đánh yến, đánh quay, hát ống, đua ngựa bắn cung nỏ trúng đích và nhảy đồng tại nhà thày cúng. Mồng Ba có lễ “thả tết”, tức cúng tiễn hồn người quá cố về với tiên tổ và hồn muôn vật dùng trở về vị trí. Rằm tháng Giêng là đại tết, ai đi chơi xa thì phải về. Sau lễ cúng và bữa tiệc, mọi người trong gia đình bắt đầu bàn soạn công việc.

Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai
Múa khèn Mông.

Người Dao đỏ có tết nhảy thật độc đáo, còn gọi là Pút tồng, cũng là biểu hiện tính cố kết cộng đồng. Tết nhảy thường diễn ra trước ngày ba mươi. Vào lễ, đồng bào dựng một ban thờ nơi cao ráo, sắm đủ lễ vật rồi khấn Bàn Vương, các thánh thần, tổ tiên. Sau cúng khấn là nhảy múa gồm tuần tự: Múa cầu an - cầu mưa thuận gió hòa, trời đất thánh thần phù hộ độ trì; múa ra binh vào tướng - tức múa chiến đấu chống xâm lược, ác bá; cuối cùng là múa rùa - tái hiện lại cảnh săn bắt, hái lượm thời tiền sử. Những ngày tết đầu năm mới thường thì người già dạy con cháu viết và học chữ Nôm Dao, học thổi kèn, phụ nữ có tuổi truyền dạy cho con cháu gái hát dân ca và thêu thùa.

Người Tày Bắc Hà có tục rước hồn đất, hồn nước vào dịp rằm tháng Giêng. Trên mâm cúng ngoài các sản vật tinh túy do công sức lao động cần cù làm ra, còn có mâm quả còn, bên trong mỗi quả còn chứa các loại hạt giống. Trong truyền thống, người Tày Tà Chải, Na Hối phải lên tận ngọn núi ở xã Bản Phố rước về.

Ngày tết người Nùng nhất thiết phải có gà sống thiến, bánh khảo và xôi ngũ sắc. Gà sống thiến đã được nuôi riêng và vỗ béo từ trước, còn bánh thì do bàn tay khéo léo của phụ nữ làm vào dịp giáp tết. Bữa cơm tất niên nhà nào càng đông khách thì càng có phúc, cũng chứng tỏ đó là nhà giàu sang. Sáng mồng một, nam giới cắp đôi gà sống thiến, bánh, xôi đến chúc tết bố mẹ vợ và sẽ được bố mẹ vợ chúc phúc đông con nhiều cháu.

Người Hà Nhì ở Bát Xát có lễ hội Khô zà zà tổ chức vào ngày Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi tháng Giêng tại khu rừng cấm của làng. Đây là lễ mang tín ngưỡng phồn thực cầu mưa thuận, gió hòa, mọi nhà yên ấm, người người an khang, thông qua lễ hội, tính cố kết cộng đồng càng được thắt chặt. Sau phần khấn cầu, mọi thành viên trong cộng đồng sẽ bàn bạc phân chia đất rừng làm nương, trồng thảo quả, chăn thả gia súc. Đây cũng là dịp thanh niên có trò chơi trùm chăn. Nếu chàng thanh niên tung chăn vào cô gái nào mình mến, niềm cảm mến được cô gái đáp lại bằng ánh mắt, thì đôi trai gái mới tình tự tìm hiểu đi đến hôn nhân.

Trong dịp tết, người Giáy có 5 lần cúng tổ tiên, đó là ngày mổ lợn tết (muộn nhất là 30 tết), ngày tiễn ông bà, rằm tháng Giêng và tết nhỏ (thường là 29 tháng Giêng). Trong tháng tết này người Giáy có hội Roóng poọc cũng mang đậm tính phồn thực và cố kết cộng đồng như nhiều dân tộc khác. Hội Roóng poọc diễn ra ngày Thìn của đầu tháng tết. Sau lễ cúng tại nhà, các gia đình mang tất cả vật phẩm ra Ná roóng poọc - Ruộng mở hội lễ bái trời đất, các thánh thần siêu nhiên. Những ngày hội, nổi bật nhất là các lực điền thi cày ruộng, còn trong khuôn khổ hội diễn ra nhiều trò vui như ném còn, hát ống, đánh yến, đánh quay, thổi kèn, đi cà kheo, kéo co…

Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai
Chơi bập bênh.

Ngày nay, đời sống đồng bào các dân tộc đã khấm khá, nên văn hóa, nếp sống đang phục hồi và phát huy, được biểu hiện đậm đặc vào dịp tết Nguyên đán, trong đó nếu phần lễ cúng mang đậm dấu ấn phong tục, thì phần hội là sự tập hợp tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương.

Đặc sắc nghệ thuật múa xòe của dân tộc Tày ở Lào Cai Đặc sắc nghệ thuật múa xòe của dân tộc Tày ở Lào Cai
Bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc ở Lai Châu Bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc ở Lai Châu

Theo Mã A Lềnh/Báo Lào Cai
Nguồn: baolaocai.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động